Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm cần được chăm sóc và điều trị đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Lý do bởi đây là các bé mới chào đời, cơ thể còn rất non nớt, khi mắc cảm cúm bệnh dễ chuyển nặng và nhanh biến chứng nguy hiểm. Mời bố mẹ đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin về cách xử trí đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh 1 tháng khi mắc cảm cúm.
Bạn đang đọc: Cách xử trí trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm đảm bảo an toàn
1. Trẻ sơ sinh mắc cảm cúm có nguy hiểm không
Cảm cúm là bệnh lành tính, người mắc bệnh có thể dần hồi phục mà không cần uống thuốc nếu được chăm sóc và điều trị tốt. Thế nhưng, trẻ sơ sinh là những bé mới chào đời, cơ thể còn rất non nớt, khi mắc bệnh đơn giản như cảm cúm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nặng. Do đó, bé cần được chăm sóc và điều trị đúng cách, cẩn thận.
Bé sơ sinh mắc cúm cần được chăm sóc, điều trị cẩn thận
Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ không nguy hiểm, thế nhưng biến chứng cúm thì rất nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi phút trôi qua thế giới lại có một người không qua khỏi vì biến chứng cúm. Trẻ sơ sinh mắc cảm cúm nếu không được chăm sóc, điều trị tốt có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau:
– Biến chứng viêm đường hô hấp, bao gồm: viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản giai đoạn cấp và áp xe phổi.
– Biến chứng gây viêm nhiễm ngoài hệ thống hô hấp, bao gồm: viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh lý bẩm sinh nếu gặp biến chứng này có thể gặp nguy cơ tử vong rất cao.
– Trẻ nhiễm virus cúm A/H1N1 có khả năng bị biến chứng gây viêm đường hô hấp trên, còn trẻ nhiễm virus cúm A/H5N1 có khả năng biến chứng thành viêm phổi nặng.
– Các biến chứng của cúm gây tác động đến cơ quan thần kinh như viêm màng não, viêm tủy cắt ngang, gây liệt nửa người và liệt thần kinh sọ não.
– Hội chứng Reye là một biến chứng rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ mắc cảm cảm cúm. Biến chứng này có thể gây tử vong chỉ sau vài ngày hoặc thậm chí vài tiếng nếu bé không được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh có thể đã mắc cảm cúm
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bệnh thủy đậu kiêng ăn gì?
Trẻ sơ sinh mắc cúm thường có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi
Thường thì sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus cúm, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu xuất hiện triệu các chứng lâm sàng. Các biểu hiện của bệnh cảm cúm thường nghiêm trọng và kéo dài hơn bệnh cảm lạnh. Dưới đây là một số triệu chứng ban đầu trẻ thường gặp ở bé sơ sinh bị cảm cúm:
– Bé sơ sinh sốt cao trên 38,5 độ C, có thể có biểu hiện ớn lạnh;
– Bé sơ sinh bị ho, ho khan;
– Bé sơ sinh có biểu hiện sổ mũi và nghẹt mũi;
– Bé sơ sinh mệt mỏi, bú sữa và ngủ kém, quấy khóc nhiều hơn bình thường;
– Bé sơ sinh có thể xuất hiện triệu chứng nôn nhiều hay tiêu chảy.
Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường. Điều này có thể dẫn tới nhầm lẫn trong điều trị bệnh. Do đó phụ huynh cần hết sức lưu ý và cẩn thận.
3. Hướng dẫn bố mẹ xử trí trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm
Nếu nhà có trẻ sơ sinh mắc cúm, các bậc phụ huynh có thể tham khảo cách xử trí đơn giản, khoa học lại đảm bảo an toàn cho con như sau:
3.1. Cho bé sơ sinh đi khám bác sĩ sớm
>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em: Nhận biết và điều trị
Cho bé sơ sinh đi khám bác sĩ sớm khi xuất hiện triệu chứng bất thường về sức khỏe
Khi trẻ sơ sinh xuất hiện các triệu chứng nghi mắc cảm cúm, cách tốt nhất là bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ sớm. Mục đích là để bé được bác sĩ xác định đúng bệnh bệnh, chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Lý do là vì bé có thể gặp tác dụng phụ, khiến bệnh không khỏi còn dễ trở nặng, rất nguy hiểm.
3.2. Cho bé sơ sinh uống thuốc đúng liều và thời gian bác sĩ đã chỉ định
Sau khi đã đi khám bác sĩ và được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ sơ sinh tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ. Trẻ cần được uống thuốc đúng liều và đúng thời gian bác sĩ chỉ định.
Nhiều bố mẹ có suy nghĩ rằng chỉ cần các triệu chứng bệnh của bé đã đỡ, con khỏe lại là đã có thể dừng sử dụng thuốc. Đây là một quan niệm rất sai lầm của bố mẹ khi cho con dùng thuốc. Vì nếu không uống thuốc đủ liều, bệnh của bé khó có thể khỏi dứt điểm. Bên cạnh đó, nguy cơ bé bị tái lại bệnh trong thời gian ngắn là rất cao.
3.3. Kết hợp chăm sóc trẻ sơ sinh mắc cảm cúm tại nhà đúng cách
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị cúm ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể kết hợp chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà theo hướng dẫn sau:
– Đảm bảo bé sơ sinh 1 tháng tuổi được ngủ nghỉ nhiều để sức khỏe sớm hồi phục.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm đường hô hấp của bé sơ sinh. Nhờ đó làm giảm dịch nhầy do không khí khô gây ra và giúp bé sơ sinh dễ thở dễ hơn.
– Cho bé sơ sinh mắc cúm tắm nước ấm, điều này giúp làm giảm sự khó chịu cho cơ thể bé trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, trẻ đang ốm cần được tắm nhanh, tránh nhiễm lạnh khiến bệnh thêm nặng.
– Tăng cữ bú cho bé sơ sinh để bù nước và bù năng lượng bé bị thiếu hụt khi bị ốm;
– Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý để làm sạch và làm dịu đường hô hấp cho bé. Bằng cách này dịch nhầy trong mũi bé sẽ được làm lòng, bé thở dễ dàng hơn.
– Đảm bảo bé được tiếp xúc đủ ánh nắng mặt trời để cung cấp vitamin D, giúp tăng cường sức kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi.
– Cho bé sơ sinh uống thuốc giảm đau và hạ sốt với acetaminophen hoặc ibuprofen khi cần, theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng aspirin vì có thể gây Hội chứng Reye ở trẻ.
– Nếu trời lạnh, bố mẹ cũng chỉ cần cho bé mặc quần áo vừa đủ. Không nên cho bé mặc quá nhiều đồ khiến bé toát mồ hôi nhiều, bệnh dễ trở nặng.
– Bố mẹ hay người chăm sóc nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thay tã, vệ sinh cho bé.
– Hạn chế cho bé sơ sinh mắc cúm tiếp xúc của người nhà để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Xử trí cảm cúm ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đòi hỏi sự cẩn thận và chú ý đặc biệt để đảm bảo an toàn cho bé. Trong trường hợp này, việc giữ cho bé ấm áp, cung cấp đủ nước, và duy trì môi trường sạch sẽ là những biện pháp quan trọng. Tránh tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ và luôn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để có phương pháp điều trị phù hợp. Sự chăm sóc tỉ mỉ và theo dõi tình trạng sức khỏe của bé sẽ giúp nhanh chóng phục hồi và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.