Bé bị cảm cúm uống Tiffy và những điều cần đặc biệt lưu ý

Bé bị cảm cúm uống Tiffy có được không hiện là thắc mắc của không ít phụ huynh. Mời bố mẹ đọc ngay bài viết này để được giải đáp chi tiết thắc mắc trên, đồng thời hiểu hơn về công dụng, cách dùng của thuốc Tiffy cho trẻ nhỏ nhé.

1. Thuốc Tiffy dùng trị cảm cúm cho cả trẻ em và người lớn

Tiffy là một loại thuốc được sử dụng rất phổ biến để điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm như sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, nghẹt mũi. Công dụng này là nhờ những thành phần chính của thuốc mang lại:

– Paracetamol: Đây là hoạt chất chống viêm không chứa Steroid, giúp giảm đau và hạ sốt cho người uống;

– Chlorpheniramine: Đây là hoạt chất kháng thụ thể Histamin H1 giúp giảm tình trạng hắt hơi, sổ mũi hiệu quả;

– Phenylpropanolamine: Đây là hợp chất giúp thu hẹp mạch máu, làm thông mũi nên có tác dụng giảm tình trạng nghẹt mũi hay viêm mũi ở người mắc cảm cúm.

Bé bị cảm cúm uống Tiffy và những điều cần đặc biệt lưu ý

Thuốc Tiffy dạng viên nén

Hiện nay, thuốc Tiffy được điều chế ở 2 dạng chính là viên nén và siro. Ở mỗi dạng điều chế khác nhau, liều lượng chỉ định cho bệnh nhân mắc cảm cúm cũng khác nhau. Và theo chỉ định từ nhà sản xuất, thuốc Tiffy có thể dùng được cho cả trẻ em với người lớn.

2. Thuốc Tiffy viên nén chống chỉ định với trẻ dưới 6 tuổi

Dù có thể dùng cho đối tượng trẻ em, nhưng không phải tất cả các bé đều có thể uống Tiffy trị cảm cúm. Cụ thể, thuốc Tiffy sẽ chống chỉ định với các trường hợp sau:

– Trẻ em dưới 6 tuổi với Tiffy dạng viên nén, trẻ em dưới 3 với Tiffy siro;

– Trẻ cảm cúm bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc Tiffy;

– Trẻ bị suy gan hay suy thận.

Như vậy, thuốc Tiffy dạng siro chỉ dùng cho từ 3 tuổi trở lên, thuốc Tiffy dạng viên nén chỉ dùng cho bé từ 6 tuổi trở lên. Bố mẹ cần lưu ý điều này để đảm bảo an toàn khi cho con dùng thuốc.

3. Bé bị cảm cúm uống Tiffy cần được chỉ định từ bác sĩ

Tiffy là thuốc có tác dụng là giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc này cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định. Điều này đã được chính nhà sản xuất khuyến cáo. Do đó, các bé bị cảm cúm uống Tiffy tốt nhất phải được chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn, ngừa tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bé bị cảm cúm uống Tiffy và những điều cần đặc biệt lưu ý

Bé bị cảm cúm nên được đi khám sớm và chỉ uống Tiffy khi có chỉ định của bác sĩ

Trong Tiffy chứa thành phần paracetamol – hoạt chất có thể gây hại gan của trẻ nếu sử dụng quá liều. Vì thế, trẻ uống Tiffy phải tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra hệ quả ngộ độc gan. Bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm chỉ định liều lượng được đưa ra bởi nhà sản xuất như sau:

– Nếu dùng Tiffy siro, trẻ từ 3 – 6 tuổi sẽ uống 5ml/lần; trẻ từ 6 – 12 tuổi sẽ uống 5 – 10ml/lần. Mỗi lần uống thuốc cần cách nhau tối thiểu từ 4 – 6 tiếng.

– Nếu dùng Tiffy viên nén, bé từ 6 – 12 tuổi sẽ uống 1 viên/lần. Mỗi lần uống thuốc cần cách nhau tối thiểu từ 4 – 6 tiếng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định uống 1/2 viên/lần và từ 2 – 3 lần/ngày để hạn chế tối đa tác dụng phụ mà vẫn đảm bảo hiệu quả trị cảm cúm cho bé.

4. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi trẻ uống Tiffy

Bé bị cảm cúm uống Tiffy có thể gặp phải các tác dụng phụ như: buồn ngủ, chóng mặt, phát ban, khô miệng, khô họng hay bí tiểu. Tuy nhiên, đây đều là các tác dụng phụ bình thường, không nghiêm trọng và có thể khắc phục được. Do đó, khi bé cảm cúm uống Tiffy xuất hiện các biểu hiện kể trên các bố mẹ không cần quá lo lắng.

Mặt khác, các tác dụng phụ này có thể xảy hoặc không xảy ra. Điều này tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của bé.

Ngoài ra, bố mẹ cần tuyệt đối lưu ý rằng, trong thời gian bé uống Tiffy trị cảm cúm thì tuyệt đối không được dụng các loại thuốc chống đông máu hay thuốc hạ sốt khác. Lý do là bởi các thuốc này có thể tương tác với nhau gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

5. Hướng dẫn điều trị cho bé mắc cảm cúm an toàn, hiệu quả

Khi nhà có trẻ nhỏ mắc bệnh cảm cúm, cách tốt nhất là bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ. Tại các cơ sở y tế uy tín, trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên môn trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bố mẹ cách chăm trẻ cảm cúm để con mau khỏe.

Sau thăm khám, các bố mẹ cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bệnh cảm cúm cho bé mà bác sĩ chỉ định. Bố mẹ hãy đảm bảo cho bé uống thuốc đúng thời gian và liều lượng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu trong đơn thuốc bác sĩ chỉ định không có Tiffy thì bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thêm thuốc cho bé uống.

Bé bị cảm cúm uống Tiffy và những điều cần đặc biệt lưu ý

Trẻ cảm cúm cần được uống thuốc đúng chỉ định và chăm sóc đúng cách

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tham khảo các gợi ý chăm sóc bé cảm cúm sau để giúp con mau hết bệnh:

– Vệ sinh đường hô hấp cho trẻ hằng ngày để bé cảm thấy dễ chịu và hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng. Bố mẹ có thể dùng khăn giấy mềm để lau sạch mũi, dãi cho bé. Mỗi ngày đều nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% vào mắt và mũi cho bé. Với trẻ lớn hơn bố mẹ có thể cho con súc họng bằng nước muối pha loãng.

– Đảm bảo cung cấp cho bé mắc cảm cúm các bữa ăn giàu dinh dưỡng để bé có một thể trạng tốt, sớm khỏe lại. Bố mẹ nên ưu tiên chế biến thức ăn dạng lỏng như cháo hay súp để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. Hãy cho bé uống nhiều sữa, nước trái cây, nước lọc để bù nước và điện giải đã bị hụt trong thời gian mắc bệnh. Với trẻ đang bú sữa mẹ, trẻ cần được tăng lượng bú và cữ bú hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé có biểu hiện bị nôn trớ, mẹ chỉ cần tăng số lần bú trong ngày lên, không ép bé ti quá lâu mỗi lần bú.

– Trường hợp trẻ cảm cúm xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục trên 39 độ C nhưng không đáp ứng thuốc hạ sốt, co giật, li bì… bố mẹ hãy đưa bé đến ngay CAREUP.VN cơ sở gần nhất để được các bác sĩ giỏi hỗ trợ điều trị kịp thời.

Khi bé bị cảm cúm và sử dụng Tiffy để hỗ trợ điều trị, việc lưu ý các hướng dẫn sử dụng và lưu ý đặc biệt là rất quan trọng. Tiffy có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục, nhưng cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Đồng thời, không quên các biện pháp hỗ trợ khác như giữ vệ sinh sạch sẽ, cung cấp đủ nước và cho bé nghỉ ngơi đầy đủ. Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên và tìm kiếm sự tư vấn y tế khi cần thiết sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé và nhanh chóng đưa bé trở lại trạng thái khỏe mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *