Ho gà ở trẻ em: bệnh dễ lây nhiễm thành dịch

Theo WHO, mỗi năm thế giới có khoảng 30 – 50 triệu mắc bệnh ho gà, trong đó có khoảng 300 nghìn người tử vong, trẻ em là nhóm chiếm tỉ lệ cao nhất. Bệnh ho gà ở trẻ em dễ lây lan và hình thành dịch, vì thế các gia đình có con nhỏ chớ chủ quan, cần nâng cao biện pháp để phòng tránh bệnh này cho bé.

Bạn đang đọc: Ho gà ở trẻ em: bệnh dễ lây nhiễm thành dịch

1. Bệnh ho gà ở trẻ dễ lây nhiễm theo đường hô hấp

Ho gà ở trẻ em: bệnh dễ lây nhiễm thành dịch

>>>>>Xem thêm: 4 lưu ý quan trọng về bệnh tay chân miệng trẻ em

Tiêm vaccine hiện là cách hiệu quả nhất phòng bệnh ho gà cho bé

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, xảy ra phổ biến hơn ở đối tượng trẻ em. Theo thông tin từ Cục Y tế Dự Phòng Việt Nam, có tới 90% ca mắc ho gà ở nước ta là trẻ em dưới 1 tuổi. Do đó, các gia đình có con nhỏ cần hết sức cẩn trọng với căn bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ này.

Ho gà ở trẻ em là do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên. Bệnh chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với giọt nước bọt của người bệnh. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo, khả năng lây truyền của bệnh ho gà rất nhanh, nhất là trong 2 tuần đầu tính từ khi bé khởi phát bệnh. Trường hợp trẻ mắc ho gà nếu không được phụ huynh phát hiện và cho nghỉ học điều trị sớm, bệnh dễ lây lan, phát tán trong môi trường học đường và có nguy cơ bùng thành dịch.

2. Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh ho gà

Ho gà ở trẻ em: bệnh dễ lây nhiễm thành dịch

Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ sẽ xuất hiện dần theo giai đoạn của bệnh

Khi có cơ hội tiếp xúc với trẻ em, vi khuẩn Bordetella pertussis sẽ nhanh chóng xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, bám chặt vào lông mao ở đường hô hấp trên rồi giải phóng độc tố, khiến đường hô hấp của bé dần sưng lên. Triệu chứng của bệnh ho gà ở trẻ em sẽ dần xuất hiện và tiến triển theo các giai đoạn của bệnh:

– Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài khoảng 5 – 10 ngày (một số ít trường hợp có thể ủ bệnh tới 20 ngày), trẻ không xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào.

– Giai đoạn đoạn tiền triệu (viêm long đường hô hấp): kéo dài khoảng 1 – 2 tuần, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi, húng hắng ho. Ở cuối giai đoạn này, tình trạng ho của trẻ có thể chuyển biến nặng hơn thành từng cơn.

– Giai đoạn khởi phát: có thể kéo dài từ 1 – 6 tuần, thậm chí có trẻ còn khởi phát bệnh ho gà trong 10 tuần. Ở giai đoạn này, trẻ mắc ho gà xuất hiện các triệu chứng rất điển hình của bệnh, nặng hơn vào ban đêm:

+ Ho rũ rượi từng cơn, mỗi cơn của bé thường dao động khoảng 15 – 20 tiếng ho liên tiếp, giảm dần về sau. Khi ho nhiều, trẻ thở yếu dần, thậm chí có lúc như ngưng thở vì bị thiếu oxy, mặt mày trẻ hơi tím tái, tĩnh mạch cổ nổi và có hiện tượng chảy nước mắt nước mũi.

+ Có biểu hiện thở rít vào như tiếng gà rít ở cuối cơn ho hoặc sẽ xem kẽ ở sau mỗi tiếng ho.

+ Cuối cơn ho, trẻ khạc đờm có màu trắng, trong và dính như lòng trắng của trứng. Trong đờm sẽ ẩn chứa trực khuẩn ho gà.

+ Một số trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng kèm theo gồm: sốt nhẹ, mặt và mi mắt nặng, có hiện tượng loét hãm lưỡi, có thể nghe thấy ran phế quản trong cơn ho…

+ Trong khoảng 2 tuần đầu của giai đoạn khởi phát, trẻ mắc ho gà sẽ xuất hiện khoảng 15 cơn ho mỗi ngày, sau đó giảm dần. Tình trạng ho nhiều có thể kéo dài tới 3 tuần nếu trẻ không được hỗ trợ điều trị. Sau mỗi cơn ho, trẻ thường mệt mỏi bơ phờ, vã mồ hôi, thở nhanh, thậm chí còn có thể cảm thấy buồn nôn. Tuy nhiên, một trẻ

– Giai đoạn phục hồi: kéo dài khoảng 2 – 3 tuần, các cơn ho ở trẻ đã dần giảm xuống, triệu chứng sốt cũng giảm hẳn. Trẻ mắc bệnh ho gà dần phục hồi và hết bệnh.

Lưu ý rằng, trẻ mắc ho gà sau khi khỏi bệnh có nguy cơ tái nhiễm và biến chứng thành viêm phổi rất cao. Phụ huynh cần chú ý chăm sóc để bảo vệ sức khỏe tối ưu cho trẻ.

Ngoài ra, so với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các trẻ lớn, trẻ vị thành niên khi mắc ho gà sẽ có triệu chứng nhẹ hơn, ít cơn ho điển hình, hoặc thậm chí còn không có triệu chứng. Điều này một phần là do trẻ lớn có sức đề kháng cao hơn và hầu hết đã được tiêm vaccine phòng bệnh.

3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà có thể xảy ra với trẻ

Thực tế, những biểu hiện ban đầu của bệnh ho gà khó giống với cảm lạnh. Chính điều này đã gây nên tâm lý chủ quan ở phụ huynh và người chăm sóc trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc ho gà có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm phổi, tăng bạch cầu quá mức, sụt cân thứ phát, tăng áp động mạch phổi, co giật, suy hô hấp… Nặng nhất, trẻ mắc ho gà thậm chí có thể bị tử vong nếu được can thiệp điều trị chậm trễ.

4. Hướng dẫn xử trí bệnh ho gà ở trẻ em đơn giản, hiệu quả

Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm tai giữa có mủ ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả?

Ho gà ở trẻ em: bệnh dễ lây nhiễm thành dịch

Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường về đường hô hấp, hãy sớm đưa bé đi khám bác sĩ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có thể trạng còn non yếu, sức đề kháng kém, khi mắc bệnh dễ chuyển biến nặng. Do đó, cách tốt nhất khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường về sức khỏe, phụ huynh nên sớm đưa bé tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ giàu kinh nghiệm khám và chẩn đoán bệnh.

Hầu hết trường hợp trẻ mắc ho gà được đi khám sớm sẽ không phải nhập viện điều trị, trừ trường hợp trẻ có dấu hiệu cảnh báo, cần được bác sĩ theo dõi để ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu được chỉ định điều trị tại nhà, phụ huynh cần phối hợp tốt với bác sĩ để điều trị bệnh cho bé:

– Cho trẻ mắc ho gà nghỉ ngơi tại phòng riêng, hạn chế tiếp xúc và không dùng chung bất cứ vật dụng gì với các thành viên khác trong gia đình. Mục đích để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm bệnh.

– Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: kháng sinh, thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao)…

– Ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể, sớm hồi phục.

5. Những lưu ý cơ bản để phòng bệnh ho gà cho trẻ

Ho gà ở trẻ em: bệnh dễ lây nhiễm thành dịch

>>>>>Xem thêm: 4 lưu ý quan trọng về bệnh tay chân miệng trẻ em

Tiêm vaccine hiện là cách hiệu quả nhất phòng bệnh ho gà cho bé

Tiêm vaccine hiện là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất cho trẻ em. Hiện nay, có rất nhiều loại vaccine phòng bệnh ho gà cho trẻ: Vaccine 6 trong 1 Hexaxim (Pháp), Vaccine 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), Vaccine 4 trong 1 Tetraxim (Pháp), Vaccine Adacel (Canada)… Phụ huynh có thể liên hệ đến phòng tiêm chủng CAREUP.VN để được bác sĩ tư vấn vaccine phù hợp nhất với thể trạng và lứa tuổi của bé nhà mình.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể áp dụng thêm các cách dưới đây để phòng ho gà cho trẻ:

– Thường xuyên sinh vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thông thoáng.

– Hạn chế chế cho trẻ đến nơi đông người, không tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh.

– Vệ sinh đồ dùng cá nhân cho trẻ bằng dung dịch khử khuẩn mỗi ngày;

– Khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm tầm soát sớm bệnh lý, củng cố thể chất cho bé, giúp trẻ phát triển toàn diện và tối ưu.

Ho gà là một bệnh lý dễ lây nhiễm và có thể nhanh chóng trở thành dịch, đặc biệt là ở trẻ em. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh, việc hiểu rõ các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Tiêm phòng đầy đủ, duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ, cũng như theo dõi các triệu chứng kịp thời là những bước thiết yếu để kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Cha mẹ nên chủ động trong việc chăm sóc và tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa hiệu quả cho trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *