Viêm phế quản mãn tính ở trẻ: Những điều bố mẹ phải biết

Trên hành trình nuôi dưỡng con cái, viêm phế quản cấp có lẽ là bệnh lý mà không phụ huynh nào là không biết tên. Tuy nhiên, viêm phế quản mạn thì còn là một bệnh lý tương đối xa lạ mà thông tin về nó nhiều phụ huynh vẫn mù mờ, chưa tỏ tường. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ một số thông tin cơ bản về viêm phế quản mãn tính ở trẻ, đọc ngay bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Viêm phế quản mãn tính ở trẻ: Những điều bố mẹ phải biết

Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng đột ngột và ngắn ngày của ống phế quản; đây là bệnh lý thường xuất hiện vào mùa đông. Bệnh lý này chủ yếu phát sinh do virus, như respiratory syncytial virus, rhinovirus, influenza… Triệu chứng của viêm phế quản cấp ở trẻ có thể bao gồm sốt, ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, thở nhanh, thở ngắn, thở rít… Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, viêm phế quản cấp đôi khi làm tăng nguy cơ viêm phổi. Đó là viêm phế quản cấp. Vậy còn viêm phế quản mạn?

1. Viêm phế quản mạn tính là gì?

Viêm phế quản mạn là tình trạng nhiễm trùng dài ngày của ống phế quản. Tình trạng này thường tồn tại ít nhất 3 tháng trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tiếp.

2. Đâu là nguyên nhân phát sinh viêm phế quản mạn tính?

Nếu virus là nguyên nhân phát sinh chủ yếu của viêm phế quản cấp thì các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, bụi sinh hoạt, bụi công nghiệp, hóa chất, khói thuốc lá… và tình trạng nhiễm trùng cấp tính ống phế quản tái phát liên tục là nguyên nhân chính gây viêm phế quản mạn. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính, như hen phế quản, phổi tắc nghẽn COPD…, trẻ có nguy cơ viêm phế quản mạn cao hơn bình thường.

Viêm phế quản mãn tính ở trẻ: Những điều bố mẹ phải biết

Một trong những nguyên nhân chính gây viêm phế quản mãn tính ở trẻ em là khói thuốc lá.

3. Làm thế nào để nhận biết viêm phế quản mạn tính?

Về cơ bản, triệu chứng của viêm phế quản mạn giống triệu chứng của viêm phế quản cấp, tức bệnh lý này cũng gây sốt, ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, thở nhanh, thở ngắn, thở rít,… Tuy nhiên, khác biệt giữa chúng là triệu chứng viêm phế quản mạn thường dai dẳng; còn triệu chứng viêm phế quản cấp thì không. Triệu chứng viêm phế quản mạn có thể nặng – nhẹ tùy mức độ nhiễm trùng nhưng triệu chứng viêm phế quản cấp thì thường là nặng.

4. Viêm phế quản mạn tính ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm phế quản mạn ở trẻ có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nhiễm trùng, phương pháp điều trị và các yếu tố rủi ro khác. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe của viêm phế quản mạn chúng ta có thể kể đến ở đây:

– Tăng nguy cơ các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính: Trẻ viêm phế quản mạn dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác như viêm phổi, do đường hô hấp của trẻ thường xuyên bị kích thích và đã suy giảm “sức khỏe”.

– Kích thích sự phát triển các bệnh lý đường hô hấp mạn tính khác: Viêm phế quản mạn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp mạn tính khác như hen phế quản, viêm phổi mạn tính… ở trẻ.

5. Thăm khám và điều trị viêm phế quản mãn tính ở trẻ ra sao?

5.1. Thăm khám viêm phế quản mãn tính ở trẻ

Để chẩn đoán xác định viêm phế quản mạn ở trẻ, bác sĩ thường thực hiện một loạt các thăm khám cận lâm sàng. Dưới đây là một số hạng mục được áp dụng phổ biến nhất:

– Chụp X-quang: Được thực hiện để đánh giá tình trạng đường hô hấp và loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.

Tìm hiểu thêm: 7 Điều phụ huynh cần biết khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp

Viêm phế quản mãn tính ở trẻ: Những điều bố mẹ phải biết

Để đánh giá tình trạng đường hô hấp, trẻ có thể sẽ phải chụp X-quang.

– Hô hấp ký: Được thực hiện để đánh giá tình trạng đường hô hấp và xác định mức độ suy giảm chức năng phổi.

– Xét nghiệm máu và xét nghiệm đờm: Được thực hiện để loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự và đánh giá mức độ nhiễm trùng.

– PFTs: Được thực hiện để đánh giá chi tiết chức năng phổi, bao gồm dung tích phổi, lưu lượng không khí và khả năng trao đổi khí.

– Kiểm tra dị ứng: Được thực hiện để xác định các dị nguyên gây kích thích.

Trước khi tiến hành các thăm khám cận lâm sàng này, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của trẻ và thông tin chi tiết các triệu chứng, bao gồm thời gian tồn tại, mức độ nặng – nhẹ và bất kỳ yếu tố rủi ro nào khác. Bác sĩ cũng sẽ nghe âm thanh hô hấp và kiểm tra tần suất thở, màu da… của trẻ.

5.2. Điều trị bệnh lý viêm phế quản mãn tính ở trẻ

Mục tiêu của điều trị viêm phế quản mạn ở trẻ thường là kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế nguy cơ tái phát. Điều trị viêm phế quản mạn thường bao gồm một số phương pháp như dưới đây:

– Sử dụng thuốc: Bố mẹ có thể dùng thuốc kháng viêm, dạng hít hoặc dạng uống tùy tình trạng cụ thể của trẻ, để điều trị nhiễm trùng ống phế quản. Thuốc giãn phế quản cũng có thể được sử dụng để làm thông thoáng đường thở, kiểm soát triệu chứng thở nhanh, thở ngắn, thở rít cho trẻ. Các thuốc giãn phế quản được dùng phổ biến nhất hiện nay là beta-agonists và anticholinergics. Dựa trên triệu chứng chi tiết của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống ho, thuốc chống dị ứng, thuốc kháng histamin…

– Uống đủ nước: Uống đủ nước trong thời gian viêm phế quản mạn là một lưu ý điều trị quan trọng. Bằng cách uống đủ nước, trẻ có thể giảm ho, giảm nghẹt mũi do nước giúp niêm mạc ống phế quản ẩm, không kích thích và giúp đờm loãng, dễ ho, khạc, loại bỏ khỏi đường hô hấp.

Viêm phế quản mãn tính ở trẻ: Những điều bố mẹ phải biết

>>>>>Xem thêm: Bệnh thủy đậu là gì, giải đáp của chuyên gia dành cho bố mẹ

Uống đủ nước trong thời gian viêm phế quản mạn là một lưu ý điều trị quan trọng.

– Dùng máy tạo ẩm: Máy tạo ẩm cung cấp độ ẩm cho không khí, giúp làm dịu niêm mạc ống phế quản, giảm ho cho trẻ.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên: Ngăn các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, bụi sinh hoạt, bụi công nghiệp, hóa chất, khói thuốc lá… tác động tiêu cực đến trẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường sống của gia đình cẩn thận.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bao gồm đủ bốn nhóm dinh dưỡng là đạm, tinh bột, chất béo, Vitamin và khoáng chất.

– Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày: Vận động mỗi ngày trong khả năng của trẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ tái phát viêm phế quản mạn.

Những trường hợp nặng, trẻ viêm phế quản mạn có thể cần nhập viện để được theo dõi và điều trị chặt chẽ hơn.

Kết luận: Viêm phế quản mãn tính ở trẻ là một tình trạng nghiêm trọng cần được quản lý và điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe hô hấp của bé. Bố mẹ cần nắm rõ các thông tin quan trọng về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị để giúp trẻ kiểm soát bệnh tốt hơn. Đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và theo dõi định kỳ là bước cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng lâu dài. Chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị sẽ góp phần quan trọng vào việc duy trì sức khỏe hô hấp và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *