Lồng ruột là một bệnh lý dễ gặp ở trẻ nhỏ khi đang bú mẹ. Việc phát hiện sớm trẻ mắc lồng ruột có ý nghĩa quan trọng với công tác điều trị, bởi bệnh lý này có diễn tiến nhanh, nguy cơ biến chứng cao. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay 4 dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết sớm bệnh lồng ruột ở trẻ nhé.
Bạn đang đọc: 4 Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lồng ruột ở trẻ em
1. Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở trẻ do đâu?
Lồng ruột là một trong những bệnh lý về đường ruột dễ gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh hình thành khi có một đoạn ruột từ bên trên di chuyển chui vào phần ruột phía bên dưới (hoặc cũng có thể ngược lại) khiến cho ruột của trẻ đột nhiên bị tắc nghẽn lưu thông. Không chỉ vậy, vấn đề này xảy ra còn khiến những mạch máu đã bị đoạn ruột khi dịch chuyển kéo theo cũng bị thắt nghẹt. Hệ quả khiến cho đoạn ruột ở bên dưới bị tổn thương, thậm chí có thể bị chảy máu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
Bệnh lồng ruột xảy ra phổ biến nhất ở các bé dưới 2 tuổi
Theo chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở trẻ em hiện chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, một số yếu tố được nhận định có thể làm tăng nguy cơ mắc lồng ruột ở trẻ bao gồm:
– Trẻ bị vi khuẩn, virus tấn công gây nên bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp hay nhiễm trùng đường tiêu hóa.
– Trẻ bị viêm hạch mạc treo ruột, dính ruột hay viêm ruột.
– Trẻ có kích thước giữa hồi tràng và van hồi manh tràng bị mất cân đối.
– Trẻ em sau đợt vị viêm dạ dày đại tràng cấp tính.
– Trẻ em có các tổn thương thực thể.
– Trẻ em đang trong giai đoạn tập ăn dặm thì ruột của bé phải co bóp nhiều hơn, tạo ra sự chênh lệch ở các đoạn ruột và tăng nguy cơ bị lồng ruột.
– Các bé bụ bẫm hay các bé trai thường có nguy cơ mắc lồng ruột cao hơn.
– Trẻ có cấu tạo ruột bất thường hoặc sinh ra trong gia đình có tiền sử bị mắc bệnh lồng ruột thì cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn.
Về cơ bản, bệnh lồng ruột có thể xảy ra ở trẻ em bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh lồng ruột thường cao nhất, chiếm tới 80% tổng số, đặc biệt là các bé từ 4 – 9 tháng tuổi. Các bé lớn thường rất hiếm khi mắc phải bệnh lý lồng ruột này.
2. Bệnh lồng ruột ở trẻ có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Lý do trẻ bị sốt xuất huyết, cách phân biệt với sốt do bệnh khác
Bệnh lồng ruột là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị tắc ruột
Bệnh lồng ruột hiện được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính gây tắc ruột ở trẻ em. Khi bé bị lồng ruột, phần thức ăn trên khối lồng sẽ bị ứ trệ, tắc nghẽn do tắc ruột hoặc bán tắc ruột. Cùng với đó, các mạch máu nuôi ruột bị tắc cũng khiến cho đoạn ruột lồng bị thiếu màu, nhanh chóng giãn to ra và tăng nguy cơ viêm nhiễm, phù nề, hoại tử, xuất huyết…
Trường hợp không được xử trí kịp thời và đúng cách, trẻ lồng ruột có nguy cơ cao bị hoại tử ruột sau 48 – 72 giờ sau đó. Ngoài ra, bé bị lồng ruột còn có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy sau:
– Nhiễm trùng đường ruột;
– Thủng ruột gây tình trạng viêm phúc mạc;
– Xuất huyết bên trong ruột;
– Gây hội chứng ruột ngắn;
– Tử vong – biến chứng nặng nhất trẻ mắc lồng ruột có thể gặp phải.
3. 4 dấu hiệu giúp nhận biết bé có thể đã mắc bệnh lồng ruột
3.1. Trẻ đau bụng theo cơn
Trẻ bị đau bụng theo từng cơn là triệu chứng xuất hiện sớm và rất thường gặp ở các bé mắc bệnh lồng ruột. Có thể mô tả chi tiết cơn đau bụng ở trẻ mắc lồng ruột như sau:
– Cơn đau bụng xuất hiện đột ngột và dữ dội, khiến trẻ khóc thét lên. Khi cơn đau dịu xuống, bé cũng sẽ dần lớn.
– Trong cơn đau, trẻ có thể xuất hiện những phản xạ như: bé ưỡn người, có đầu gối về phía trước hoặc hai chân đạp lung tung liên hồi.
– Mỗi cơn đau bụng ở trẻ có thể kéo dài từ 5 – 15 phút rồi biến mất đột ngột. Khoảng cách giữa các cơn đau bụng có thể càng ngày càng ngắn lại.
Ngoài ra, khi gặp phải những cơn đau bụng do bệnh lồng ruột, trẻ sẽ có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú, ban ngày ít chơi đùa và ban đêm dễ bị thức giấc. Tình trạng kéo dài còn có thể khiến bé mệt lả, người dần yếu đi sau mỗi cơn đau bụng.
3.2. Trẻ bị nôn
Phần lớn trẻ em mắc bệnh lồng ruột sẽ xuất hiện triệu chứng nôn từ những cơn đau bụng đầu tiên. Bé có thể nôn ra thức ăn, và sau đó là nôn ra cách dịch màu xanh hoặc màu vàng.
3.3. Trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy
Bệnh lồng ruột ở trẻ em có thể kéo theo triệu chứng là táo bón hoặc tiêu chảy. Đây không phải dấu hiệu đặc trưng và rất dễ khiến phụ huynh lầm tưởng bé có thể chỉ gặp vấn đề bình thường về tiêu hóa. Do đó, các phụ huynh cần hết sức lưu ý triệu chứng này.
3.4. Trẻ đại tiện ra nhầy máu
Đại tiện ra nhầy máu là triệu chứng có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ xuất hiện cơn đau bụng đầu tiên hoặc sau 24 giờ chưa được xử lý vấn đề lồng ruột. Đặc điểm cụ thể của triệu chứng này là bé có thể đi đại tiện ra máu tươi có lẫn chất nhầy, máu có thể có màu đỏ hoặc nâu, hay một số trường hợp có thể rỉ vài giọt máu tươi từ hậu môn.
Khi quan sát thấy trẻ có các dấu hiệu kể trên, phụ huynh hoàn toàn có thể nghi ngờ con đã bị lồng ruột.
4. Trẻ mắc lồng ruột có thể tự mua thuốc điều trị tại nhà không?
Như đã khẳng định, lồng ruột ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm. Hơn thế, bệnh rất khó có thể xác định nếu khi qua thăm khám lâm sàng thông thường. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không tự mua thuốc và chữa bệnh cho bé tại nhà. Cách xử trí đúng đắn, đảm bảo an toàn là bố mẹ nên cho bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín.
>>>>>Xem thêm: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm và những điều cần biết
Trẻ nghi mắc lồng ruột cần sớm đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, ngừa biến chứng nguy hiểm
“Kết luận: Nhận diện sớm bệnh lồng ruột ở trẻ em là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và đảm bảo sức khỏe tối ưu cho trẻ. Bằng cách chú ý đến 4 dấu hiệu quan trọng được nêu trong bài viết, bố mẹ có thể nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc theo dõi sức khỏe và nhận biết các triệu chứng ban đầu giúp cải thiện khả năng điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo phương pháp chăm sóc phù hợp và bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất.”