Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở các bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể sẽ phải đối diện với các vấn đề như tiêu chảy, chán ăn, sụt giảm cân nghiêm trọng và nhiều hệ lụy nặng nề tới sức khỏe khác. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột trong viết bên dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
1. Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Vi khuẩn là tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột ở đối tượng trẻ em
Nhiễm khuẩn đường ruột là trình trạng đường tiêu hóa của trẻ xảy ra tổn thương do sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong năm, phổ biến hơn ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Theo chuyên gia, vi khuẩn là tác nhân chính khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, cụ thể gồm:
– Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn lúc mới sinh: trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra khi trẻ được sinh trong môi trường phòng sinh hay sử dụng các dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vệ sinh. Từ đó, trẻ mới sinh có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn vào các cơ quan hô hấp và bị nhiễm khuẩn đường ruột.
– Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có hệ tiêu hóa còn non, do đó nguy cơ bị các vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Campylobacter, E.coli… xâm nhập đường ruột cao hơn. Hệ quả gây nên bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột ở ruột ở trẻ.
– Do môi trường sống kém vệ sinh: đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây nên bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ. Với trường hợp này, vi khuẩn có thể trú ngụ trong màn, chăn, gối hay chính nguồn nước để tiếp cận và tấn công trẻ.
– Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh: đây là nguyên nhân thường gặp phải ở các bé trên 6 tháng tuổi, đã bắt đầu ăn dặm. Vi khuẩn có thể ẩn trong các thực phẩm không đảm bảo an toàn, thức ăn được sơ chế chưa chín hay không đảm bảo vệ sinh và gây bệnh cho trẻ khi ăn.
– Trẻ ăn uống thiếu chất gây thể trạng suy dinh dưỡng: vấn đề này sẽ kéo theo hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng. Từ đó, vi khuẩn dễ xâm nhập cơ thể trẻ và gây bệnh lý nhiễm trùng đường ruột hơn.
– Do một số nguyên nhân khác: bé tiếp xúc gần hay dùng chung đồ vật với người bị nhiễm trùng đường ruột, do thói quen hay đưa tay vào miệng khiến vi khuẩn lây truyền vào cơ thể và gây nhiễm trùng đường ruột của trẻ.
2. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Tìm hiểu thêm: Tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Từ triệu chứng đến điều trị
Đau bụng là triệu chứng phổ biến ở các bé nhiễm khuẩn đường ruột
Khi bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm khuẩn đường ruột, cơ thể trẻ sẽ dần xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh. Các dấu hiệu thường gặp ở bé mắc nhiễm khuẩn đường ruột gồm:
– Đau bụng: đây là triệu chứng rất phổ biến ở trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Bé thường bị đau quặn bụng theo cơn và quấy khóc dữ dội. Triệu chứng này có thể đi kèm các biểu hiện khác như sốt, chướng bụng và đầy hơi.
– Chán ăn, bỏ bú: khi mắc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, cơ thể trẻ gặp nhiều triệu chứng khó chịu nên dẫn tới tình trạng bé chán ăn, bỏ bú. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
– Tiêu chảy: phần lớn trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn đường ruột đều sẽ gặp phải triệu chứng tiêu chảy, nhất là các bé sơ sinh. Theo đó, trẻ bị đi ngoài phân lỏng nhiều lần mỗi ngày, phân có lẫn chất nhày hay máu. Nếu không được bù nước, điện giải và hỗ trợ điều trị kịp thời, trẻ có thể bị mất nước nhiều và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
– Buồn nôn: nhiều trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể xuất hiện các cơn nôn trớ khá thường xuyên. Đây cũng là một trong những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết con mình có thể đã gặp vấn đề về tiêu hóa.
– Ho, sổ mũi: trẻ nhiễm khuẩn đường ruột sẽ dần xuất hiện triệu chứng ho và sổ mũi, khiến cho cơ thể bé mệt mỏi nhiều, xanh xao và hốc hác.
3. 6 biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em
Trẻ em nghi nhiễm khuẩn đường ruột nên đi khám sớm để điều trị kịp thời, ngừa biến chứng nặng
Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường ruột nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe:
3.1. Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ gây mất nước và điện giải nghiêm trọng
Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột có thể bị tiêu chảy kéo dài gây mất nước nghiêm trọng. Nếu không được điều trị và bù nước kịp thời, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đe dọa tính mạng, dẫn tới tử vong.
3.2. Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ gây xuất huyết hệ tiêu hóa
Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở đối tượng trẻ em có thể kéo theo biến chứng viêm loét hệ tiêu hóa, gây ra các tổn thương cho niêm mạc dạ dày, trực tràng. Trường hợp các vết loét càng sâu thì nguy cơ bé bị xuất huyết tiêu hóa càng cao.
3.3. Tiềm ẩn nguy cơ thủng ruột
Một số trường hợp vết loét hệ tiêu hóa quá sâu, trẻ nhiễm trùng ruột có thể bị biến chứng thủng ruột. Đây là biến chứng rất nguy hiểm với trẻ, cần được xử trí càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
4.4. Gây suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng
Trẻ nhiễm khuẩn ruột bị tiêu chảy kéo dài có thể gây biến chứng suy dinh dưỡng và suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng nghiêm trọng. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng với các bé dưới 3 tuổi, vì nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của bé ở những giai đoạn sau này.
4.5. Biến chứng suy thận, thiếu máu
Trẻ nhỏ khi bị nhiễm trùng đường ruột nếu không được xử lý kịp thời, triệt để khiến bệnh kéo dài có thể gây tổn hại sức khỏe đồng thời kéo theo các biến chứng nghiêm trọng như suy thận hay thiếu máu.
4.6. Biến chứng tổn thương não
Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở đối tượng trẻ em do sự tấn công của vi khuẩn salmonella sẽ mang tới nhiều độc tố và tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng tổn thương não ở trẻ. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn tới nguy cơ tử vong nên phụ huynh cần hết sức cẩn trọng.
“Kết luận: Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng và nguy cơ liên quan giúp bố mẹ chủ động trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Khi phát hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn, việc nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị là rất quan trọng. Bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đúng cách, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng và bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tối ưu.”