Viêm mũi dị ứng ở trẻ: những điều cần biết

Viêm mũi dị ứng ở trẻ là bệnh hay gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho trẻ. Nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của trẻ.

Bạn đang đọc: Viêm mũi dị ứng ở trẻ: những điều cần biết

1. Tìm hiểu về căn bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Vào thời điểm giao mùa, tình trạng viêm mũi dị ứng khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt ở đối tượng trẻ em. Những biểu hiện điển hình của viêm mũi dị ứng là sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi và một số triệu chứng khác. Dù bệnh không nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Đối với trẻ nhỏ có thể làm cho trẻ lười ăn, khó ngủ, không tập trung khi học tập.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ: những điều cần biết

Viêm mũi dị ứng làm trẻ cảm thấy khó chịu

Các chuyên gia y tế về tai mũi họng cho biết, điều kiện khí hậu tại nước ra là mùa đông khô lạnh còn mùa xuân thì nồm ẩm, rất thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển. Giao mùa xuân và hè còn là thời điểm trong không khí có rất nhiều phấn hoa. Đây đều là những tác nhân chính gây nên căn bệnh dị ứng. Bên canh đó, không khi ô nhiễm, nhiều khói bụi, thuốc lá cũng đóng góp phần lớn cho việc gia tăng số lượng ca nhiễm bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người không mấy đề cao và quan tâm phòng ngừa căn bệnh này.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm và kích ứng bởi các tác nhân ngoài môi trường thay vì do vi khuẩn, virus như những loại viêm mũi khác. Các tác nhân có thể là phấn hoa, lông động vật, lông sâu róm, khói bụi, sợi vải,… Theo số liệu thống kê, có khoảng từ 10 đến 30% dân số thế giới bị viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng thường được phân loại thành các dạng như:

– Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ (theo mùa trong năm): Bệnh dạng này còn được gọi là viêm mũi dị ứng do thời tiết, người bệnh thường phát bệnh ở một thời điểm nào đó trong năm.

– Viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ (có thể xảy ra quanh năm): Đây là tình trạng khi trẻ gặp bất kỳ một tác nhân nào có khả năng gây dị ứng thì trẻ sẽ phát bệnh viêm mũi.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

2.1. Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Trong cơ thể có một chất hóa học tự nhiên có tên là histamin, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài môi trường xâm nhập vào. Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể giải phóng ra histamin khiến cho cơ thể bị phản ứng quá mức, dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng, một số trẻ còn bị lên cơn hen suyễn, dị ứng da, nổi mẩn, v…v…

Tìm hiểu thêm: Cảnh báo: trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài cần được xử trí ngay

Viêm mũi dị ứng ở trẻ: những điều cần biết

Có nhiều “thủ phạm” khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng

Những tác nhân có khả năng gây dị ứng cho trẻ là:

– Những dị nguyên có trong nhà như: bụi bay trong không khí, lông thú (lông chó, mèo, thỏ,…), bụi vải từ quần áo, chăn màn, rèm cửa, mùi nước hoa, mỹ phẩm, nước xả vải, mùi thức ăn, nấm mốc,…

– Dị nguyên bên trong không khí ở bên ngoài: phấn hoa, lông sâu róm, mạt láu, bụi, khói xe, khói thuốc lá, mưa, không khí lạnh,…

– Những dị nguyên khác như: Bụi phấn khi trẻ đi học, mùi khói, mùi hương thắp khi đi đến những nơi thờ cúng, bụi gỗ khi đi đến những xưởng mộc,…
Những dị nguyên này có mặt ở khắp mọi nơi nên khả năng mắc viêm mũi dị ứng là khá cao. Nếu cha mẹ thường xuyên rửa sạch mũi thì trẻ sẽ bớt nguy cơ bệnh hơn.

2.2. Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thường có thời kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần rồi biến mất. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng lại khiến cho trẻ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng học tập. Đặc biệt, những triệu chứng bệnh sẽ khiến cho trẻ cảm thấy chán ăn, không muốn ăn, khó ngủ, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ.

Những triệu chứng của bệnh viêm mũi sẽ được chia thành 2 nhóm:

– Dạng viêm mũi dị ứng theo chu kỳ. Dạng bệnh này thường gặp vào đầu mùa nóng hoặc lạnh. Những biểu hiện của trẻ khi bị viêm mũi là: hắt hơi liên tục, mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt, chảy nước mũi. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ngứa rát ở vòm họng, đau đầu, mệt mỏi. Triệu chứng có thể kéo dài trong vài tuần thì khỏi những cứ đến thời điểm này năm sau, trẻ sẽ bị lại. Bệnh có thể lặp lại như vậy trong nhiều năm khiến cho trẻ bị phù nề niêm mạc mũi, phì đại cuốn mũi, nghẹt mũi,…

– Dạng viêm mũi dị ứng không có chu kỳ. Thường có những biểu hiện như chảy nước mũi, hắt xì mỗi khi ngủ dậy buổi sáng, giảm dần trong ngày nhưng có thể tái phát bất kể lúc nào nếu như gặp những tác nhân gây dị ứng. Lúc đầu nước mũi tiết ra có thể lỏng và trong nhưng lâu dần sẽ trở năng đặc và đục hơn. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy khó thở và buộc phải thở bằng miệng nên rất dễ bị viêm họng, viêm thanh quản.

3. Điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em như thế nào?

Có nhiều cách để áp dụng khi điều trị viêm mũi dị ứng như:

Viêm mũi dị ứng ở trẻ: những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Biến chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thường gặp

Cần đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn cách làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

– Sử dụng các loại thuốc kháng histamin theo như chỉ định của bác sĩ

– Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi dùng để làm giảm, hạn chế ngứa và các triệu chứng khác liên quan đến căn bệnh dị ứng trong thời gian ngắn (thường có thành phần corticoid nên không được dùng lâu dài) theo chỉ định của bác sĩ.

– Bệnh liên quan đến các yếu tố gây dị ứng nên việc cần thiết cha mẹ cần làm khi con mình mắc phải viêm mũi dị ứng là cần loại bỏ hoặc hạn chế ở mức tối đa những dị nguyên đó trong môi trường xung quanh trẻ. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, hút bụi, giặt rèm cửa, không nuôi chó mèo trong nhà, không hút thuốc khi có mặt trẻ, hạn chế cho trẻ ra ngoài khi thời tiết nồm ẩm hoặc khi vào mùa phấn hoa, cho trẻ đeo khẩu trang thường xuyên để ngăn trẻ tiếp xúc với tác nhân bên ngoài,…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là một tình trạng phổ biến có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng là rất quan trọng để quản lý tình trạng này một cách hiệu quả. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa mũi, chảy nước mũi và hắt hơi liên tục. Điều trị viêm mũi dị ứng có thể bao gồm việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi môi trường sống để giảm tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, và áp dụng các biện pháp hỗ trợ như xịt mũi hoặc rửa mũi bằng nước muối. Đảm bảo cho trẻ tránh xa các yếu tố kích thích và duy trì môi trường sống sạch sẽ giúp giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự tư vấn y tế để được điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *