Cuối tháng 8/2023, Hà Nội đã ghi nhận một bé sơ sinh 7 ngày tuổi mắc sốt xuất huyết. Dù rất ít nhưng xác suất trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết vẫn có thể xảy ra. Vì thế, các phụ huynh cần nắm vững các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh để nhận biết, phát hiện và cho bé được điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.
Bạn đang đọc: Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và cách phòng bệnh
1. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở đối tượng trẻ sơ sinh
Virus Dengue là nguyên nhân gây sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Sốt xuất huyết là một bệnh lý rất ít gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh. Dù vậy, xác suất bé sơ sinh mắc sốt xuất huyết vẫn có thể xảy ra. Các phụ huynh có con ở giai đoạn sơ sinh vẫn cần nâng cao biện pháp phòng tránh, bảo vệ trẻ, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là một bệnh truyền nhiễm cấp tính được gây ra bởi virus Dengue. Virus này thường ký sinh trong vật chủ là muỗi vằn. Khi muỗi vằn cái đốt trẻ, chúng sẽ theo nốt muỗi đốt xâm nhập cơ thể trẻ và gây bệnh sốt xuất huyết.
Muỗi vằn là loài phổ biến ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Chúng có đặc điểm dễ sinh sôi và phát triển nhanh chóng ở những môi trường khí hậu ẩm ướt. Chúng thường đốt ngày vào ban ngày chứ ít khi đốt vào rạng sáng hay đêm khuya như các muỗi thường khác.
Trẻ sơ sinh với cơ thể còn yếu, sức đề kháng kém, nếu mắc sốt xuất huyết thì có nguy cơ bệnh nặng, diễn tiến nhanh, dễ biến chứng. Do đó, phụ huynh cần quan sát trẻ thật cẩn thận, nếu thấy bé có triệu chứng bất thường nghi mắc sốt xuất huyết cần cho đi khám bác sĩ ngay, tránh biến chứng nguy hiểm.
2. Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus sốt xuất huyết khoảng 4 ngày thì sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng mắc sốt xuất huyết ban đầu của trẻ thường không điển hình, dễ khiến phụ huynh nhầm lẫn sang bệnh khác.
Các chuyên gia đã chỉ ra những triệu chứng không điển hình của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh gồm: bé bị sốt nhẹ, ho kèm sổ mũi, hắt hơi, bé có thể nôn ói, tiêu chảy, bỏ bú… Các dấu hiệu này thường khiến phụ huynh chủ quan lầm tưởng rằng bé bị mắc bệnh về hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng nào đó.
Một số trẻ sơ sinh khi bị sốt xuất huyết cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình hơn như: bé sốt cao đột ngột và liên tục, bé có triệu chứng xuất huyết dưới da, bị ói ra máu, đi cầu phân lẫn máu, tiểu ít, phù nề…
Tìm hiểu thêm: Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ: 6 lưu ý quan trọng
Sốt cao là một trong những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ
Ngoài ra, trẻ sơ sinh khi mắc sốt xuất huyết còn có thể xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi hay chảy máu nướu. Một số bé thì có biểu hiện gan to, lách to, co giật, lơ mơ, hôn mê… Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì triệu chứng này ở trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết rất ít.
Như vậy, vì trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết thường khởi phát bệnh với những triệu chứng không điển hình nên phụ huynh rất khó phát hiện bệnh của con. Trường hợp nếu bệnh được phát hiện và điều trị muộn, trẻ sơ sinh có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ tử vong cao. Do đó, với đối tượng trẻ sơ sinh, khi thấy con xuất hiện triệu chứng bất thường về sức khỏe, bố mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ sớm. Mục đích là để bé được xác định bệnh và được hỗ trợ điều trị kịp thời.
3. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bé sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là bệnh rất nguy hiểm vì tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao. Xét trên phương diện lâm sàng, triệu chứng gây sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh rất khó chẩn đoán bởi vì trẻ còn quá nhỏ, không thể diễn tả được những triệu chứng trong cơ thể mình. Hơn thế, trẻ sơ sinh khi mắc sốt xuất huyết còn có thể mắc đồng thời các bệnh khác như: cúm, viêm phế quản, viêm phổi… Điều này càng gia tăng mức độ nguy hiểm tới sức khỏe tính mạng của trẻ.
Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết có thể gặp các biến chứng nguy hiểm sau:
– Bé sơ sinh bị biến chứng co giật;
– Trẻ bị bại não vì sốt xuất huyết;
– Bé sơ sinh bị tổn thương tim, biến chứng suy tim;
– Bé sơ sinh bị biến chứng các cục máu đông;
– Bé sơ sinh mắc sốt xuất huyết bị suy gan và phổi;
– Bé sơ sinh bị sốc do sốt xuất huyết, biến chứng này nếu xảy ra sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao.
Có thể khẳng định bệnh sốt xuất huyết đối tượng trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, diễn biến khôn lường. Do đó, các phụ huynh cần đề cao phòng bệnh cho trẻ, luôn chủ động quan sát để phát hiện bất thường và cho bé đi khám kịp thời.
4. Các biện pháp giúp phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
>>>>>Xem thêm: Tay chân miệng trẻ em: Hiểu để kiểm soát hiệu quả
Cho trẻ sơ sinh ngủ màn là cách phòng sốt xuất huyết hiệu quả
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết tăng nhanh như hiện nay, các gia đình cần nâng cao biện pháp bảo vệ cho trẻ sơ sinh và tất cả các thành viên khác khỏi bệnh sốt xuất huyết. Theo đó, người dân hãy tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
– Luôn đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi vằn không vào đẻ trứng.
– Chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy trong các bể chứa nước bằng phương pháp thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chứa nước và úp các dụng cụ không chứa nước;
– Loại bỏ vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi có thể đẻ trứng, ví dụ như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa…
– Ngủ màn bất kể ban ngày hay ban đêm, ưu tiên mặc quần áo dài tay khi dịch sốt xuất huyết đang bùng phát;
– Các gia đình hãy phối hợp với ngành Y tế trong những đợt phun hóa chất để phòng, chống dịch.
Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là bệnh lý nguy hiểm, đòi hỏi sự nhận biết sớm các triệu chứng và phòng bệnh kịp thời. Việc phát hiện những dấu hiệu như sốt cao, phát ban, hoặc chảy máu bất thường là vô cùng quan trọng để điều trị sớm và giảm thiểu biến chứng. Để phòng tránh bệnh, hãy đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi và áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sử dụng màn chống muỗi. Luôn theo dõi sức khỏe của bé và tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để bảo vệ bé khỏi những nguy cơ do sốt xuất huyết gây ra.