Phân biệt sốt xuất huyết với một số bệnh khác

Những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết không chỉ dễ nhầm lẫn với sốt phát ban và sốt do SARS-CoV-2 mà còn dễ nhầm lẫn với sốt virus, các bệnh lý viêm đường hô hấp, cúm A/H1N1, tay chân miệng, sốt rét,… Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ với bố mẹ các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em, phân biệt với cúm A/H1N1, tay chân miệng,…, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Phân biệt sốt xuất huyết với một số bệnh khác

1. Phân biệt sốt xuất huyết với sốt virus và các bệnh lý viêm đường hô hấp

Sốt xuất huyết, sốt virus và các bệnh lý viêm đường hô hấp đều có triệu chứng chung là sốt. Phân biệt chúng cần dựa trên các triệu chứng đi kèm. Theo đó, ngoài sốt cao, từ 38.5 – 41 độ C thì sốt virus và các bệnh lý viêm đường hô hấp còn có các triệu chứng khác là: Đau đầu, đau cơ xương khớp; viêm long đường hô hấp (ho, đau họng, chảy mũi, hắt hơi); rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy); phát ban (mẩn đỏ, xuất huyết dưới da); viêm kết mạc (mắt đỏ, nhiều dử và chảy nước mắt sống).

Có thể thấy, trẻ sốt xuất huyết thường không có triệu chứng viêm long đường hô hấp và viêm kết mạc như trẻ sốt virus và trẻ viêm đường hô hấp.

Phân biệt sốt xuất huyết với một số bệnh khác

Trẻ sốt xuất huyết không có triệu chứng viêm kết mạc như trẻ sốt virus và trẻ viêm đường hô hấp.

2. Phân biệt sốt xuất huyết với cúm A/H1N1

Theo chuyên gia, 95% trẻ cúm A/H1N1 có các triệu chứng ho, đau họng, chảy mũi, đau cơ xương khớp. Trường hợp nặng có thêm triệu chứng đau ngực, khó thở. Nếu xét nghiệm máu thì kết quả sẽ là bạch cầu không tăng, tiểu cầu không giảm, hồng cầu bình thường.

Sốt xuất huyết thì trẻ chỉ có sốt cao, 39 – 40 độ C, kéo dài trên 5 ngày, uống thuốc hạ sốt không giảm, đau đầu dữ dội vùng trán và sau nhãn cầu, đau cơ xương khớp, không ho, không đau họng, không chảy mũi,… Sốt vài ngày, trẻ xuất hiện các chấm xuất huyết lấm tấm dưới da, người bứt rứt, vật vã, có dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹp, mạch nhanh yếu. Nếu sốc sâu, trẻ xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.

3. Phân biệt sốt xuất huyết với bệnh truyền nhiễm cấp tính tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là: Sốt cao, 1 – 2 ngày; đau họng, đau miệng; xuất hiện phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, lòng bàn tay, mông, lòng bàn chân;… Phỏng nước là đặc điểm riêng biệt của tay chân miệng, bố mẹ có thể sử dụng để phân biệt với sốt xuất huyết.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân khiến bé bị tay chân miệng lần 2

Phân biệt sốt xuất huyết với một số bệnh khác

Tay chân miệng có đặc điểm riêng biệt là phỏng nước.

4. Phân biệt hai bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết và sốt rét

Mặc dù những triệu chứng ban đầu của sốt rét và sốt xuất huyết đều là sốt cao, ớn lạnh nhưng chúng vẫn khác nhau ở một số điểm:

– Thời gian xuất hiện những triệu chứng ban đầu của sốt rét và sốt xuất huyết là khác nhau: Với sốt xuất huyết, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 4 – 5 ngày kể từ khi bị muỗi đốt. Từ những cơn sốt đầu tiên, khoảng 7 – 10 ngày sau các triệu chứng khác sẽ giảm dần. Với sốt rét, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 10 – 15 ngày kể từ khi bị muỗi đốt.

– Đặc điểm phân biệt tiếp theo là sốt và xuất huyết dưới da: Sốt xuất huyết khởi phát bằng những cơn sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục 3 – 4 ngày. Cùng với đó là cảm giác đau đầu và đau cơ xương khớp liên miên. Sau đó có thể xuất hiện các chấm xuất huyết dưới da. Trẻ sốt rét có những cơn sốt điển hình, lần lượt phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn rét run, giai đoạn sốt nóng, giai đoạn vã mồ hôi. Thông thường, sốt do sốt rét sẽ xuất hiện từng đợt, mỗi đợt dài 6 – 10 tiếng. Rét do sốt rét thì dài từ 15 phút tới 1 tiếng (giai đoạn cường giao cảm). Khi nhiệt độ cơ thể tăng đến 39 – 40 độ C thì cơn rét dài khoảng 30 phút đến vài giờ rồi giảm dần, cơ thể vã mồ hôi. Ngoài ra, trẻ sốt rét còn có thể vàng da nhẹ.

5. Phân biệt sốt xuất huyết với sốt do các bệnh thông thường khác

2 – 3 ngày đầu sốt xuất huyết, trẻ sẽ sốt cao liên tục, khó hạ sốt kèm đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp,… Mức độ sốt cao hay thấp phụ thuộc vào phản ứng mạnh hay yếu của cơ thể. Khi nhiệt độ vượt quá 37.5 độ C trẻ được xác định là bị sốt, do đó một số trẻ sốt xuất huyết có thể chỉ sốt nhẹ nên bố mẹ không để ý. Từ cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 trẻ sốt xuất huyết bắt đầu giảm sốt nhưng có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết các mức độ khác nhau.

Trẻ sốt do các bệnh thông thường khác cũng có thể sốt cao nhưng là sốt từng cơn, kèm các triệu chứng viêm ở đường hô hấp trên như: Ho, đau họng, chảy mũi, đau họng,… Nếu phát ban sẽ biến mất khi thực hiện căng da. Còn sốt xuất huyết khi căng da, chấm xuất huyết không biến mất hoặc biến mất chậm.

Phân biệt sốt xuất huyết với một số bệnh khác

>>>>>Xem thêm: Những loại thuốc cần tránh khi trẻ bị sốt xuất huyết

Trẻ còn ho, đau họng nếu sốt do các bệnh thông thường khác.

Trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp như hiện nay, cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt là đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm công thức máu trong sốt xuất huyết Dengue cho thấy bạch cầu và tiểu cầu giảm và xét nghiệm kháng nguyên test Dengue (+) dương tính.

Việc phân biệt sốt xuất huyết với các bệnh khác như sốt siêu vi, cúm, hay sốt phát ban là vô cùng quan trọng để đảm bảo điều trị đúng cách và kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng đặc trưng của từng bệnh sẽ giúp bạn nhận biết chính xác và tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Luôn cảnh giác và trang bị kiến thức y tế cơ bản sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của gia đình một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *