Trẻ sơ sinh bị vàng da thường là do sự tích tụ của bilirubin – một chất có màu vàng, xuất hiện khi tế bào máu cũ bị phá hủy. Vậy, tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị tình trạng này? Bài viết sau của CAREUP.VN xin giải đáp chi tiết những thắc mắc đó. Nếu bố mẹ quan tâm, đọc ngay bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị vàng da: Những điều bố mẹ nhất định phải biết
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da
Dấu hiệu chính để nhận biết tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh là màu vàng xuất hiện trên da và mắt của trẻ. Cụ thể, dưới đây là một số biểu hiện bạn có thể lưu ý của tình trạng này:
– Màu sắc của da: Sự xuất hiện màu vàng trên da là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trẻ đang có tình trạng vàng da. Màu vàng có thể nhạt hoặc đậm tùy thuộc mức độ bilirubin tích tụ trong cơ thể.
Sự xuất hiện màu vàng trên da là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trẻ đang có tình trạng vàng da.
– Màu sắc của nhãn cầu: Nếu bilirubin tích tụ nhiều, nhãn cầu của trẻ cũng có thể vàng.
– Thay đổi hành vi trong ăn uống: Trẻ sơ sinh có tình trạng vàng da thường biếng ăn.
– Thay đổi trạng thái nước tiểu: Nếu bilirubin tích tụ nhiều, nước tiểu của trẻ có thể vàng hơn bình thường.
– Ngủ nhiều: Trẻ sơ sinh bị vàng da thường kém hoạt bát và ngủ nhiều hơn bình thường
2. Nguyên nhân phát sinh tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh
Như đã chia sẻ phía trên, vàng da ở trẻ sơ sinh phát sinh do sự tích tụ của bilirubin. Và bilirubin có thể tích tụ trong cơ thể trẻ do một số nguyên nhân phổ chính sau:
– Quá trình đào thải bilirubin diễn ra chậm: Bilirubin được đào thải thông qua gan. Gan trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ, làm cho quá trình đào thải bilirubin diễn ra chậm hơn so với trẻ nhỏ, trẻ lớn và người trưởng thành.
– Tỷ lệ máu trên cân nặng cao: Tỷ lệ máu trên cân nặng của trẻ sơ sinh thường cao hơn trẻ nhỏ, trẻ lớn và người trưởng thành. Chính vì vậy, khi cơ thể trẻ sơ sinh phá hủy các tế bào máu cũ, lượng bilirubin xuất hiện có thể lớn đến mức gan không thể xử lý kịp thời.
– Giảm cân đột ngột: Trẻ sơ sinh giảm cân đột ngột sau sinh, có thể bị tăng tích tụ bilirubin trong gan và vàng da.
– Thừa bilirubin từ máu mẹ: Bilirubin từ máu mẹ có thể chuyển sang máu trẻ trong thời gian trẻ còn là một bào thai và làm tăng mức độ bilirubin trong cơ thể khi trẻ chào đời.
– Các vấn đề về máu: Những vấn đề như huyết khối, rối loạn máu hoặc sự không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và trẻ cũng có thể gây vàng da.
– Tỷ lệ nước trong cơ thể thiếu cân bằng: Sự mất cân bằng tỷ lệ nước do trẻ không bổ sung đủ nước hoặc thất thoát nước nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đào thải bilirubin.
3. Biến chứng của tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh
Trong hầu hết các trường hợp, vàng da ở trẻ sơ sinh là một tình trạng tạm thời và không gây nguy hiểm nếu được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hoặc trong một số trường hợp không được chăm sóc cẩn thận, vàng da có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hệ lụy tai hại nhất của vàng da là tổn thương não. Tổn thương này sẽ xuất hiện khi não bị xâm nhập bởi bilirubin tích tụ trong cơ thể trẻ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết: Trẻ bị còi xương là thiếu chất gì?
Hệ lụy tai hại nhất của vàng da là tổn thương não.
Dưới đây là một số tình huống bố mẹ cần lưu ý để hạn chế những hệ lụy của tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh:
– Trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân hoặc có một số vấn đề sức khỏe bẩm sinh: So với những trẻ bình thường thì tình trạng vàng da có tác động tiêu cực mạnh mẽ hơn đối với những trẻ này.
– Vàng da xuất hiện cùng với sự giảm cân nhanh.
– Vàng da kéo dài: Tình trạng vàng da kéo dài, không thuyên giảmmặc dù đã thực hiện các biện pháp quản lý.
4. Thông tin cơ bản về điều trị tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh
4.1. Thăm khám cho trẻ sơ sinh bị vàng da
Nếu bạn nghi ngờ rằng trẻ có tình trạng vàng da, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám. Bác sĩ có thể chỉ định trẻ xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bilirubin và đưa ra đánh giá toàn diện về tình trạng sức khỏe của trẻ. Trao đổi với chuyên gia y tế sẽ giúp bố mẹ xác định được liệu pháp can thiệp cần thiết để quản lý tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh một cách an toàn và hiệu quả.
4.2. Một số nội dung chính trong điều trị cho trẻ sơ sinh bị vàng da
Tùy thuộc vào mức độ vàng da và các yếu tố khác, bác sĩ sẽ quyết định liệu pháp cụ thể để quản lý tình trạng này. Việc theo dõi và điều trị chính xác sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến vàng da ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh:
– Chăm sóc trẻ cẩn thận: Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ đầy đủ và lành mạnh để gan hoạt động hiệu quả hơn.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ đầy đủ và lành mạnh để gan hoạt động hiệu quả hơn.
– Chiếu đèn: Đặt trẻ dưới đèn chiếu ánh sáng màu xanh dương để giúp gan loại bỏ bilirubin. Bố mẹ có thể chiếu đèn tại nhà hoặc cho trẻ đến các cơ sở y tế để thực hiện phương pháp điều trị này, tùy thuộc mức độ vàng da của trẻ
– Thuốc và các can thiệp y tế khác: Trong trường hợp nặng hoặc trong trường hợp vàng da không thuyên giảm dù đã áp dụng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể xem xét việc sử dụng thuốc như phenobarbital hoặc thậm chí là việc truyền máu, để loại bỏ bilirubin khỏi cơ thể.
– Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Nếu điều kiện thời tiết cho phép, hãy cho trẻ ra ngoài, vì ánh sáng tự nhiên có thể giúp loại bỏ bilirubin.
Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng phổ biến nhưng cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho bé. Việc nhận biết các dấu hiệu, hiểu rõ nguyên nhân và cách chăm sóc tại nhà là điều bố mẹ cần phải nắm vững. Nếu vàng da kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường, cần đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Bằng cách trang bị kiến thức đúng đắn, bạn có thể giúp con vượt qua giai đoạn này một cách an toàn và khỏe mạnh. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của bé.