Đậu mùa được đánh giá là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại. Ở thời điểm hiện tại, nhiều phụ huynh vẫn cho rằng đậu mùa và thủy đậu là một. Đây là nhầm lẫn tương đối phổ biến. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ thông tin về bệnh đậu mùa, giúp bố mẹ am hiểu tường tận hơn về “thảm họa” toàn cầu trong quá khứ này.
1. Nguyên nhân phát sinh bệnh đậu mùa là gì?
Variola virus được xác định là nguyên nhân phát sinh bệnh truyền nhiễm cấp tính đậu mùa. Được biết, virus này lây từ người sang người qua các trung gian là dịch mũi, dịch họng và mủ trong các tổn thương da. Dù tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với chúng, nguy cơ phát sinh đậu mùa ở trẻ vẫn như nhau. Variola virus có thể phát tán trong cộng đồng ngay cả khi người đầu tiên nhiễm virus chưa có biểu hiện đậu mùa. Một khu dân cư có nguy cơ bùng phát đậu mùa lớn hơn những khu dân cư còn lại, nếu nó có mật độ dân số cao hoặc có điều kiện sinh hoạt thấp, thiếu nước sạch.
Nguyên nhân phát sinh bệnh truyền nhiễm cấp tính đậu mùa là variola virus.
2. Đâu là dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa?
2.1. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh đậu mùa
Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của đậu mùa là những tổn thương da. Ban đầu, những tổn thương da đó xuất hiện dưới dạng ban mịn, màu đỏ. Theo thời gian, chúng lớn dần và thay vì mịn, chúng sần lên, nổi trên bề mặt da, chứa mủ. Kích thước của chúng tương đối đồng đều. Chúng không tập trung ở một vài vùng trên cơ thể mà phân bố rộng, ở cả mặt, tứ chi và thân. Đậu mùa có hai thể là thể nặng (variola major) và thể nhẹ (variola minor). Mức độ tổn thương da ở mỗi thể là khác nhau. Trong đó, so với đậu mùa nhẹ thì đậu mùa nặng gây ra nhiều tổn thương da hơn, những tổn thương da do đậu mùa nặng dễ vỡ và nhiễm trùng hơn. Trong quá trình phát triển kéo dài một vài tuần của bệnh truyền nhiễm cấp tính đậu mùa, các tổn thương da sẽ liên tục xuất hiện.
2.2. Dấu hiệu nhận biết không đặc trưng của bệnh đậu mùa
Ngoài tổn thương da, đậu mùa cũng gây sốt, đau cơ xương khớp và mệt mỏi, tương tự hầu hết các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác.
3. Bệnh đậu mùa ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Như đã chia sẻ phía trên, đậu mùa được đánh giá là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại. Biến chứng nào của đậu mùa cũng có thể đe dọa tính mạng trẻ, đặc biệt là nếu thể đậu mùa là thể nặng. Cụ thể, dưới đây là một số biến chứng đậu mùa trẻ có thể sẽ phải đối mặt:
– Mù lòa: Trẻ hoàn toàn có thể mất thị lực vĩnh viễn nếu variola virus tấn công và làm mắt trẻ viêm.
– Nhiễm trùng đường hô hấp: Đậu mùa có thể gây ra các tổn thương niêm mạc miệng, họng. Nếu các tổn thương này nhiễm trùng, nhiễm trùng cũng có thể phát sinh ở đường hô hấp.
Đậu mùa có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp.
– Rối loạn chức năng thận: Bệnh truyền nhiễm cấp tính đậu mùa có thể làm tổn thương đa tạng; trong đó, nặng nề nhất là làm tổn thương thận, khiến thận rối loạn chức năng.
– Sưng, phù nề não: Trẻ đậu mùa hoàn toàn có thể sưng, phù nề, suy giảm chức năng não.
– Nhiễm trùng da: Tổn thương da do đậu mùa nếu không được chăm sóc cẩn thận, có thể nhiễm trùng
– Nhiễm trùng máu: Nếu nhiễm trùng da lan vào máu, trẻ đậu mùa có thể nhiễm trùng máu. Đây là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, đòi hỏi can thiệp y tế khẩn trương.
Thực tế, trong quá khứ, tỷ lệ trẻ mắc đậu mùa thể nặng tử vong là 20 – 50%. Con số này ở trẻ mắc đậu mùa thể nhẹ là khoảng 1%. Thông tin này cho thấy rất rõ ràng mức độ nguy hiểm của đậu mùa.
4. Điều trị bệnh đậu mùa ở trẻ em ra sao?
Tương tự như hầu hết các bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus khác, đậu mùa không có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị đậu mùa chủ yếu là điều trị triệu chứng và tập trung tăng cường sức khỏe tổng thể. Theo đó, chúng ta có thể liệt kê một số thông tin cốt lõi về vấn đề này như sau:
– Tập trung tăng cường sức khỏe tổng thể: Để tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ hệ miễn dịch “chiến đấu” với variola virus, trẻ cần được nghỉ ngơi, uống nước và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
– Điều trị triệu chứng: Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống nhiễm trùng để điều trị các triệu chứng sốt, đau, nhiễm trùng. Chăm sóc các tổn thương da cũng là một yêu cầu quan trọng trong điều trị triệu chứng đậu mùa. Bố mẹ cần giữ cho trẻ không gãi các tổn thương da để tránh làm vỡ chúng cũng như thường xuyên vệ sinh cơ thể để vi khuẩn không tích tụ và làm các tổn thương da nhiễm trùng.
Trẻ đậu mùa có thể sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống nhiễm trùng.
– Cách ly: Trẻ đậu mùa, đặc biệt là những trẻ đang ở trong giai đoạn vỡ các tổn thương da, cần được cách ly để ngăn chặn sự lây lan của variola virus.
“Kết luận: Hiểu biết toàn diện về bệnh đậu mùa ở trẻ em là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ và áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Từ triệu chứng, nguyên nhân, đến cách điều trị và phòng ngừa, việc nắm vững thông tin giúp bố mẹ chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ con em mình. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo rằng trẻ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất và nhanh chóng hồi phục. Đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và giữ cho trẻ phát triển khỏe mạnh.”