Thủy đậu hay chickenpox trong tiếng Anh là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng nhưng thường xuất hiện hơn cả ở trẻ em. Biến chứng của thủy đậu ở trẻ em là ít nhưng không phải không có. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin cung cấp thông tin chi tiết 7 biến chứng thủy đậu ở trẻ em phổ biến nhất, đọc ngay bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: 7 Bến chứng thủy đậu ở trẻ em bố mẹ nhất định phải biết
1. Biến chứng thủy đậu: Thông tin chi tiết
1.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu
Thủy đậu lây từ người sang người thông qua dịch mũi, dịch họng và dịch tổn thương da. Sau 10 – 21 ngày tiếp xúc với virus varicella-zoster, thủy đậu có thể khởi phát ở trẻ với một số dấu hiệu nhận biết như sau:
– Sốt: Thân nhiệt trẻ tăng, từ 37.5 độ C. Đi kèm với đó là cảm giác đau đầu.
Khi bị thủy đậu, thân nhiệt trẻ tăng, từ 37.5 độ C.
– Tổn thương da: Tổn thương da là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của thủy đậu. Ban đầu, chúng là những ban đỏ, mịn, tập trung ở mặt, ngực, lưng. Theo thời gian, chúng phát triển thành các nốt nổi trên bề mặt da, chứa dịch và lan ra toàn thân. Chúng gây ngứa dữ dội, khiến trẻ muốn gãi. Nếu trẻ gãi, chúng sẽ vỡ và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Nếu trẻ không gãi, chúng sẽ se lại và đóng vảy. Khi vảy bong, tại vị trí tổn thương da thường xuất hiện sẹo.
– Mệt mỏi: Mệt mỏi, uể oai là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu.
– Biếng ăn: Trẻ có thể biếng ăn vì mệt mỏi.
Những triệu chứng này có thể thay đổi tùy thuộc cơ địa của từng người và mức độ nghiêm trọng của thủy đậu. Đối với trẻ miễn dịch yếu, triệu chứng thủy đậu có thể nặng hơn và kéo dài hơn so với những trẻ còn lại.
1.2. 7 biến chứng thủy đậu phổ biến ở trẻ em
Cũng đối với trẻ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể gây ra một số biến chứng, như:
– Biến chứng thủy đậu ở trẻ em liên quan đến mắt: Tổn thương do thủy đậu có thể xuất hiện ở mắt, gây ngứa. Nếu trẻ gãi và các tổn thương này vỡ, chúng có thể nhiễm trùng, khiến trẻ viêm kết mạc, viêm loét giác mạc…
– Các vấn đề về tai: Thủy đậu có thể gây viêm tai giữa ở trẻ em. Triệu chứng viêm tai giữa có thể bao gồm sốt, đau đầu, đau tai, suy giảm thính lực. Trong một số trường hợp, trẻ bị thủy đậu có thể suy giảm thính lực vĩnh viễn nếu nhiễm trùng lan vào tai trong.
– Các vấn đề về đường hô hấp: Tổn thương do thủy đậu có thể xuất hiện ở niêm mạc mũi, họng và các khu vực khác của đường hô hấp. Tình trạng đó tạo điều kiện thuận lợi cho virus VZV xâm nhập vào các tế bào, mô đường hô hấp và gây nhiều vấn đề, nguy hiểm nhất là viêm phổi. Biến chứng này khiến trẻ khó thở, đau tức ngực và sốt cao.
Tìm hiểu thêm: Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em: Thông tin cơ bản
Viêm phổi khiến trẻ khó thở, đau tức ngực và sốt cao.
– Biến chứng thủy đậu ở trẻ em liên quan đến thần kinh: Trong cơ thể, virus varicella-zoster xâm nhập vào máu, di chuyển và lưu trú vĩnh viễn tại các tế bào thần kinh. Khi trẻ suy giảm miễn dịch, chúng có thể tái hoạt động và lan dọc theo dây thần kinh, gây Zona thần kinh. Ngoài ra, khi virus varicella-zoster tái hoạt động, nó có thể gây viêm các tế bào và mô thần kinh. Sự viêm các tế bào và mô thần kinh, trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tổn thương thần kinh trung ương, như gây viêm não, viêm màng não.
– Các vấn đề tim mạch: Thủy đậu có thể gây ra một số vấn đề tim mạch, như viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng mạch máu, các vấn đề về áp lực máu…
– Nhiễm trùng da: Nếu trẻ gãi, các tổn thương da sẽ vỡ. Khi vỡ, chúng dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn và nhiễm trùng.
– Nhiễm trùng máu: Nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu qua các tổn thương da, trẻ có thể nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu là một tình trạng nghiêm trọng, có thể lan rộng khắp cơ thể, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm, bao gồm cả suy giảm miễn dịch, hạ huyết áp, suy giảm chức năng cơ và nội tạng.
2. Hướng dẫn dự phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu
Để ngăn chặn sự phát tán của virus varicella-zoster, hạn chế nguy cơ trẻ bị thủy đậu, bố mẹ cần tiêm vắc xin cho trẻ. Đây là biện pháp dự phòng đặc hiệu bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu. Hiện tại, thủy đậu chủ yếu được dự phòng bằng các vắc xin sau:
– Varivax: Varivax là vắc xin chứa virus varicella-zoster giảm độc lực.
– ProQuad (MMRV): Ngoài virus varicella-zoster, vắc xin này còn bao gồm các thành phần khác, giúp kích thích hệ miễn dịch, chống các bệnh truyền nhiễm cấp tính sởi, quai bị, rubella.
– Shingrix: Mặc dù được phát triển chủ yếu để dự phòng Zona thần kinh, Shingrix cũng có thể được sử dụng để dự phòng thủy đậu.
Lưu ý rằng mỗi quốc gia lại có thể ưa chuộng sử dụng một loại vắc xin thủy đậu khác nhau. Việc quyết định sử dụng loại vắc xin nào thường phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, và chương trình tiêm phòng quốc gia cụ thể. Bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để xác định loại vắc xin thủy đậu và lịch tiêm phù hợp cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị sốt co giật: cách xử trí an toàn
Bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ để xác định loại vắc xin thủy đậu phù hợp cho trẻ.
Ngoài chủng ngừa vắc xin, bố mẹ còn có thể dự phòng thủy đậu cho trẻ bằng một số biện pháp không đặc hiệu khác, như:
– Không cho trẻ tiếp xúc với người có triệu chứng thủy đậu hoặc người có nguy cơ thủy đậu cao.
– Vệ sinh cá nhân: Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt sau khi trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ đạc sinh hoạt của họ. Khi chưa rửa tay, không cho trẻ sờ/chạm tay lên mắt, mũi, miệng.
“Kết luận: Việc nhận diện và hiểu biết về các biến chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ. Bố mẹ cần nắm rõ 7 biến chứng phổ biến để có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Chủ động trong việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe của trẻ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và an toàn.”