Thuốc Propranolol là thuốc kê đơn cho bệnh nhân tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim ở trẻ em và người lớn,… Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về công dụng, lưu ý sử dụng của loại thuốc này.
Bạn đang đọc: Propranolol – Thuốc điều trị bệnh tim mạch và những lưu ý
1. Propranolol là thuốc gì?
1.1. Cơ chế hoạt động của Propranolol trong điều trị bệnh tim mạch
Propranolol hoạt động bằng cách ức chế thụ thể beta trong cơ thể, đặc biệt là ở tim và mạch máu. Từ đó cho tác dụng giảm nhịp tim, hạ huyết áp, cải thiện khả năng lưu thông máu, cụ thể:
– Tác dụng lên nhịp tim: Propranolol làm chậm nhịp tim bằng cách ức chế các tế bào nhĩ và thất trong tim, khiến chúng co bóp chậm hơn.
– Tác dụng lên đường huyết: Propranolol làm giãn mạch máu bằng cách ức chế thụ thể beta trong các cơ trơn mạch máu. Mạch máu giãn ra giúp giảm sức cản dòng chảy của máu, nhờ đó giúp hạ huyết áp
– Tác dụng cải thiện lưu thông máu: Propranolol còn có thể cải thiện lưu thông máu bằng cách giảm co thắt cơ trơn trong các mạch máu nhỏ. Lưu thông máu tốt hơn giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể.
Thuốc cho tác dụng giảm nhịp tim, hạ huyết áp, cải thiện khả năng lưu thông máu.
1.2. Thuốc Propranolol được sử dụng trong điều trị những bệnh gì?
Thuốc Propranolol được bào chế dưới dạng viên nén, hoạt động bằng cách ngăn chặn các hóa chất tự nhiên như epinephrine, ảnh hưởng đến tim và mạch máu. Với cơ chế này, Propranolol giúp hỗ trợ giảm các cơn đau tim, giảm huyết áp và áp lực lên tim. Cụ thể, thuốc điều trị:
– Huyết áp cao
– Rối loạn nhịp tim, hẹp động mạch chủ phì đại dưới van, nhồi máu cơ tim
– U tế bào ưa crom
– Run vô căn
– Ngăn tái phát chảy máu ở người bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản
– Sử dụng khi bị đau tim để tránh nguy cơ tử vong
Ngoài ra, thuốc Propranolol còn giúp kiểm soát triệu chứng lo âu và cường giáp.
Tìm hiểu thêm: Pabemin – Thông tin chi tiết về công dụng và cách dùng
Propranolol giúp hỗ trợ giảm các cơn đau tim, giảm huyết áp và áp lực lên tim.
2. Hướng dẫn về liều dùng
2.1. Tuân thủ liều dùng Propranolol theo chỉ định của bác sĩ
Mỗi trường hợp bệnh lý cụ thể, độ tuổi, thể trạng sức khỏe,… bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liều dùng và thời gian uống Propranolol phù hợp.
Khi đã có đơn kê chi tiết, người bệnh cần uống đúng hướng dẫn, đúng liều dùng. Đặc biệt, cần đảm bảo thời gian uống thuốc liên tục được chỉ định. Tuyệt đối không ngừng sử dụng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và các tác dụng phụ như thay đổi nhịp tim, rối loạn huyết áp, đau tức ngực, đau tim,… Trong trường hợp cần ngừng dùng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn giảm liều lượng từ từ để tránh những ảnh hưởng tiêu cực này.
2.2. Xử trí các trường hợp người bệnh quên liều hoặc uống quá liều
– Quên liều: Khi quên uống một liều, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm sử dụng liều tiếp theo, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc theo lịch bình thường. Không tăng gấp đôi liều dùng để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bạn cần uống thuốc đều đặn, không nên quên liều để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
– Quá liều: Quá liều có thể gây choáng váng, bồn chồn, run rẩy, khó thở, loạn nhịp tim. Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ ngay tới bác sĩ hoặc nhờ người khác đưa đi cấp cứu kịp thời.
Những câu hỏi liên quan tới việc sử dụng Propranolol
3.1. Thuốc Propranolol gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nào?
– Thường gặp: Theo thông tin nhà sản xuất đưa ra, hầu hết các trường hợp dùng thuốc đều cho tác dụng nhẹ và thoáng qua, rất hiếm trường hợp phải ngừng thuốc.
– Ít gặp: Nhịp chậm, hạ huyết áp, block nhĩ thất, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tim sung huyết, giảm tưới máu động mạch,…
– Hiếm gặp: Người bệnh có thể gặp phải hội chứng Lupus ban đỏ hệ thống.
Khi uống thuốc, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể. Nếu nhận thấy dấu hiệu khác thường cần thông báo ngay với bác sĩ để được đánh giá mức độ tác dụng phụ và hướng dẫn xử lý đúng cách.
3.2. Có cần lưu ý gì trước khi dùng thuốc không?
– Đầu tiên, Propranolol là thuốc kê theo đơn nên bạn chỉ được sử dụng khi đã có chỉ định của bác sĩ.
– Trong trường hợp bạn gặp phải một số tình trạng về tim mạch như sốc tim, nhịp xoang chậm, block tâm nhĩ thất, suy tim,.. hoặc có bệnh lý nền như hen phế quản, suy thận, suy gan, thiếu máu cục bộ,… cần thông báo ngay với bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Metoclopramid dự phòng và điều trị nôn: Lưu ý khi dùng
Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh tình và hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị phù hợp.
3.3. Propranolol có dùng được cho mẹ bầu và đang cho con bú không?
Theo thông tin nhà sản xuất đưa ra, hiện nay chưa thể xác định về độ an toàn của Propranolol đối với phụ nữ mang thai. Thuốc có bài tiết theo đường sữa. Vì vậy, trước khi sử dụng ở 2 đối tượng này, bạn cần thăm khám bác sĩ để được đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và chỉ định dùng thuốc an toàn.
3.4. Không tự ý dùng kết hợp các loại thuốc điều trị khác với Propranolol
Bạn cần lưu ý, một số các loại thuốc có thể xảy ra tương tác với Propranolol như:
– Thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc tăng nhịp tim tăng, thuốc huyết áp
– Thuốc gây mê/gây tê
– Thuốc trị hen suyễn
– Thuốc giảm đau, kháng viêm NSAIDs không chứa steroid
– Thuốc chống đông máu
– Thuốc điều trị loét dạ dày
– Thuốc antacids.
Theo đó, người bệnh cần thông báo tới bác sĩ về những loại thuốc đang uống trước khi sử dụng thuốc Propranolol nhằm đảm bảo tính an toàn và phát huy tốt hiệu quả của thuốc. Đối với người bệnh tim mạch cần có chế độ ăn uống rèn luyện sức khỏe hợp lý và kế hoạch thăm khám định kỳ đều đặn. Những yêu cầu trên là rất cần thiết và quan trọng.