Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi được thống kê năm 2016 là 24,3%, tức cứ 4 trẻ thì 1 trẻ có vấn đề này. Suy dinh dưỡng thấp còi làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và làm giảm thể lực cũng như trí lực ở trẻ nhỏ, trẻ lớn và người trưởng thành. Dinh dưỡng có ý nghĩa quyết định trong cải thiện suy dinh dưỡng thấp còi. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Bạn đang đọc: Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
1. Tổng quan về suy dinh dưỡng thấp còi
1.1. Xác định tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ như thế nào?
Suy dinh dưỡng thấp còi là thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng trẻ không đạt chiều cao tương ứng với độ tuổi và giới. Suy dinh dưỡng thấp còi là một thể suy dinh dưỡng mạn tính, phản ánh sự tích lũy lâu dài của tình trạng suy dinh dưỡng.
Để xác định tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ, bố mẹ cần:
– Đo chiều dài nằm, đối với trẻ dưới 24 tháng và chiều cao đứng, đối với trẻ trên 24 tháng.
– So sánh với chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006 cho trẻ dưới 5 tuổi.
Suy dinh dưỡng thấp còi là thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng trẻ không đạt chiều cao tương ứng với độ tuổi và giới.
1.2. Đâu là nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng thấp còi?
Hầu hết các trường hợp suy dinh dưỡng thấp còi xuất hiện trước khi trẻ 3 tuổi đều là hậu quả của tình trạng thiếu thực phẩm và chất lượng thực phẩm không đảm bảo trong 1000 ngày đầu đời, hay có thể nói dinh dưỡng thiếu là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là:
– Cân nặng sơ sinh: Các phân tích cho thấy, cân nặng sơ sinh thấp làm tăng nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
– Trình độ học vấn của bố mẹ: Trình độ học vấn của bố mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến kiến thức chăm sóc trẻ của bố mẹ.
– Kinh tế gia đình: Kinh tế gia đình quyết định khả năng tiếp cận với thực phẩm. Các gia đình ở nông thôn điều kiện kinh tế kém, trẻ tiếp cận với thực phẩm khó khăn hơn, dẫn đến tỷ lệ trẻ ở nông thôn suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn.
Ngoài ra, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ cũng có thể phát sinh do di truyền hoặc các bệnh lý khác, như các bệnh lý nhiễm trùng chẳng hạn.
1.3. Nguy cơ của suy dinh dưỡng thấp còi là gì?
Suy dinh dưỡng thấp còi làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh tử vong, làm giảm thể lực cũng như trí lực trẻ nhỏ, trẻ lớn và người trưởng thành. Theo đó, người suy dinh dưỡng thấp còi có khả năng học tập, khả năng lao động thấp và có nguy cơ đái tháo đường, ung thư… cao.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ em là do đâu?
Người suy dinh dưỡng thấp còi có nguy cơ đái tháo đường, ung thư… cao.
2. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Nguyên tắc xây dựng cơ bản
2.1. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi dưới 2 tuổi
Từ tháng thứ 7, bố mẹ cần cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ăn bổ sung ngoài sữa mẹ với số bữa ăn một ngày như sau:
– 6 tháng tuổi: Thêm 1 bữa bột loãng.
– 7 – 9 tháng tuổi: Thêm 2 – 3 bữa bột đặc.
– 10 – 12 tháng tuổi: Thêm 3 – 4 bữa bột đặc.
– 1 – 2 tuổi: Thêm 4 bữa và 400 – 500ml sữa nếu không có sữa mẹ.
2.2. Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn dậy thì và tiền dậy thì
Dinh dưỡng giai đoạn này quan trọng nhất là phải đảm bảo nhu cầu năng lượng cho trẻ. Nhu cầu năng lượng giai đoạn này của trẻ trai là 2100 – 2800kcal/ngày và trẻ gái là 1900 – 2300kcal/ngày. Để đáp ứng nhu cầu này, một ngày trẻ cần ăn 3 bữa, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng.
2.2.1. Đạm
Đạm là thành phần quan trọng của tế bào, giúp sản xuất nội tiết tố và xây dựng hệ miễn dịch; bởi thế, đạm rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Nhu cầu đạm một ngày của trẻ trai là 50 – 70g và trẻ gái là 50 – 60g; trong đó, đạm động vật cần chiếm ít nhất 35% tổng số đạm. Đạm động vật có trong các nguồn như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa… Đạm thực vật có trong các nguồn như vừng, lạc…
>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm tai cho trẻ nhỏ, có thể bố mẹ chưa biết
Đạm động vật có trong các nguồn như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa…
2.2.2. Chất béo
Chất béo hòa tan và giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, D, K. Nhu cầu chất béo một ngày của trẻ trai là 60 – 78g và trẻ gái là 55 – 66g; trong đó tỷ lệ chất béo động vật và chất béo thực vật tối ưu nên là 70% và 30%.
2.2.3. Vitamin và khoáng chất
– Sắt: Nhu cầu sắt một ngày của trẻ có thể được đáp ứng thông qua tiêu thụ thực phẩm giàu sắt và sắt có giá trị sinh học cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khả năng tiếp cận với thực phẩm giàu sắt có tính sinh học cao là rất thấp. Chính vì vậy, ngay đầu giai đoạn vị thành niên, trẻ, đặc biệt là trẻ gái cần bổ sung sắt qua viên uống, theo nhu cầu là 11-17mg/ngày với trẻ trai và 11-29mg/ngày với trẻ gái.
– Vitamin A: Nhu cầu vitamin A một ngày của trẻ trai là 800µg và trẻ gái là 650µg. Vitamin có nhiều trong gan, trứng, sữa, rau xanh, quả vàng…
– Canxi: Nhu cầu canxi một ngày chung cho cả trẻ trai và trẻ gái là 1000mg. Sữa là thực phẩm không chỉ cung cấp đạm mà còn cung cấp cả canxi. Nếu trẻ không thích uống sữa, có thể sử dụng thay thế các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ hoặc sử dụng các thực phẩm giàu canxi khác như tôm, cua, cá và hải sản nói chung.
– Vitamin D: Nhu cầu vitamin D của trẻ vị thành niên là 15µg/ngày.
– Kẽm: Nhu cầu kẽm một ngày của trẻ trai là 9 – 10mg và trẻ gái là 7 – 8mg. Thực phẩm giàu kẽm bố mẹ có thể tăng cường chế biến cho trẻ là cá, tôm, lươn, hàu, sò, thịt bò, gan lợn, lòng đỏ trứng, sữa, đậu nành, các hạt có dầu như hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt lạc…
– Vitamin C: Nhu cầu Vitamin C một ngày của trẻ vị thành niên là 95mg. Vitamin C có nhiều trong rau xanh và cam, bưởi, ổi, kiwi, dâu tây…
“Kết luận: Xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi đòi hỏi sự chú ý đến các nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản để đảm bảo trẻ nhận đủ các vitamin, khoáng chất và năng lượng cần thiết cho sự phát triển. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý và cân bằng các nhóm thực phẩm, bố mẹ có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và đạt được sự tăng trưởng khỏe mạnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh thực đơn phù hợp với nhu cầu cụ thể của trẻ. Chủ động trong việc lập kế hoạch dinh dưỡng sẽ góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện và sức khỏe lâu dài của trẻ.”