Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân trực tiếp nhất cũng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm tăng trưởng. Cũng bởi sự phổ biến đó mà một số phụ huynh vẫn còn ít quan tâm đến tình trạng này, khiến nhiều bé bị rối loạn tiêu hóa chưa được chăm sóc đúng đắn. Thực tế, việc hiểu tường tận tình trạng này và xử lý nó sớm là rất cần thiết để hỗ trợ trẻ phát triển thuận lợi. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ các nhóm rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân chúng phát sinh và một số thuốc điều trị, đọc ngay bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Giới thiệu một số thuốc điều trị cho bé bị rối loạn tiêu hóa
1. Các nhóm rối loạn tiêu hóa và triệu chứng chính của tình trạng này
Rối loạn tiêu hóa được phân loại thành 3 nhóm: Rối loạn liên quan đến nhu động ruột, rối loạn liên quan đến nhu động dạ dày và rối loạn liên quan đến quá trình tiêu hóa.
Tình trạng này có ba triệu chứng chính bố mẹ cần quan tâm. Ba triệu chứng đó là:
– Nôn/trớ: Nôn/trớ hay trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn ở dạ dày bị đẩy ngược trở lại miệng. Nôn/trớ ở trẻ dưới 1 tuổi thường là nôn/trớ sinh lý, do trẻ dưới 1 tuổi tâm vị yếu, co thắt thất thường và nằm nhiều hơn ngồi. Theo thời gian, hiện tượng nôn/trớ giảm dần, trẻ 2 tuổi gần như không còn nôn/trớ. Sau 2 tuổi, trẻ nôn/trớ có thể là biểu hiện cho thấy trẻ đang rối loạn tiêu hóa.
– Tiêu chảy: Đi ngoài phân nhiều nước, trên 3 lần/ngày, trẻ được xác định là tiêu chảy.
– Táo bón: Đi ngoài phân lớn, rắn, với số lần trong một ngày ít hơn bình thường và gây đau, trẻ được xác định là táo bón.
Ngoài ba triệu chứng trên, trẻ rối loạn tiêu hóa còn một số vấn đề khác như đau bụng các mức độ khác nhau, ợ hơi, chướng bụng, đi ngoài phân sống, biếng ăn, quấy khóc…
Quấy khóc có thể là một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
2. Nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, trẻ có thể rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, dưới đây, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân chính bố mẹ nên quan tâm:
– Dinh dưỡng không hợp lý: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu đạm hoặc giàu chất béo là một trong những trường hợp dinh dưỡng không hợp lý phổ biến nhất gây rối loạn tiêu hóa.
– Ngộ độc thực phẩm: Rối loạn tiêu hóa có thể phát sinh do trẻ tiêu thụ thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất, thực phẩm sống, thực phẩm ôi thiu, thực phẩm được chế biến và bảo quản không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm được chế biến bằng nước bẩn.
– Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, còn có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khiến trẻ rối loạn tiêu hóa.
– Các bệnh lý tiêu hóa khác: Các bệnh lý tiêu hóa khác như viêm đại tràng, viêm dạ dày… đều có thể khiến trẻ rối loạn tiêu hóa.
3. Hướng dẫn điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ
3.1. Một số thuốc điều trị cho bé bị rối loạn tiêu hóa
– Men tiêu hóa: Bố mẹ có thể sử dụng men tiêu hóa để giảm các triệu chứng táo bón, ợ hơi, chướng bụng… do rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, men tiêu hóa không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
– Thuốc trị tiêu chảy: Để giảm một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa là tiêu chảy cho trẻ, bố mẹ có thể sử dụng thuốc trị tiêu chảy, như smecta, loperamide, berberin…, tùy trường hợp. Riêng loperamide, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ sử dụng bởi thuốc làm giảm nhu động ruột rất mạnh mẽ, khiến phân không tống được ra ngoài, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nên trẻ sử dụng thuốc này dễ nôn hoặc chướng bụng.
– Thuốc nhuận tràng: Táo bón cũng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa. Để giảm triệu chứng này, thuốc nhuận tràng như methylcellulose, sorbitol, duphalac… có thể được sử dụng cho trẻ bởi bố mẹ.
– Thuốc kháng acid: Bố mẹ có thể sử dụng thuốc kháng acid như phosphalugel, maalox… cho trẻ để giảm các triệu chứng ợ hơi, chướng bụng… do rối loạn tiêu hóa.
– Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trong trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng.
– Dung dịch oresol: Trẻ rối loạn tiêu hóa nôn/trớ nhiều và/hoặc tiêu chảy nhiều cần bù nước, bù điện giải bằng dung dịch oresol. Không bù nước, bù điện giải, trẻ có thể rối loạn tuần hoàn và tử vong.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng thường gặp ở lứa tuổi nào?
Trẻ rối loạn tiêu hóa nôn/trớ nhiều và/hoặc tiêu chảy nhiều cần bù nước, bù điện giải bằng dung dịch oresol.
3.2. Lưu ý khác trong điều trị cho bé bị rối loạn tiêu hóa
– Trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa cần được khám và điều trị với bác sĩ. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc các thuốc trên.
– Bố mẹ tuân thủ tuyệt đối chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ, bao gồm chỉ định về liều lượng thuốc, thời gian sử dụng thuốc…
– Trong quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần thông báo ngay với bác sĩ để sớm có phương án xử trí kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.
– Cho trẻ ăn uống hợp lý, đa dạng thực phẩm, tăng cường thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất. Thực phẩm của trẻ nên chế biến ít dầu mỡ, mềm và dễ tiêu hóa.
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhất là phải rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng nước và sản phẩm khử khuẩn.
– Giữ gìn sạch sẽ môi trường sinh hoạt của trẻ và gia đình.
>>>>>Xem thêm: Viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ nhỏ: Nhận biết và điều trị
Cho trẻ ăn tăng cường thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất.
“Kết luận: Việc chọn lựa và sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa cho bé cần được thực hiện cẩn thận và theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc được giới thiệu trong bài viết có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng tiêu hóa của trẻ, nhưng cần được sử dụng đúng cách và kịp thời. Bố mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, chú ý đến phản ứng của cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết. Đảm bảo chăm sóc toàn diện và áp dụng các biện pháp hỗ trợ đúng cách sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục và duy trì sức khỏe tiêu hóa tốt nhất.”