Lý do trẻ bị sốt xuất huyết, cách phân biệt với sốt do bệnh khác

Sốt xuất huyết là một trong bệnh lý truyền nhiễm khá nguy hiểm khi xảy ra ở đối tượng trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ và bé sơ sinh. Trẻ bị sốt xuất huyết rất cần được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách để không xảy ra biến chứng nặng như: sốc, rối loạn đông máu, suy tạng… Các biến chứng này khi xảy ra với trẻ đều có thể tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao nếu bé không được hỗ trợ kịp thời.

Bạn đang đọc: Lý do trẻ bị sốt xuất huyết, cách phân biệt với sốt do bệnh khác

1. Lý do vì sao trẻ bị sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có thể gặp phải khi trẻ bị muỗi vằn có chứa virus Dengue đốt. Trong đó, muỗi vằn Aedes aegypti chỉ là vật chủ trung gian truyền bệnh, còn virus Dengue mới chính là tác nhân gây nên bệnh.

Lý do trẻ bị sốt xuất huyết, cách phân biệt với sốt do bệnh khác

Virus Dengue chính là tác nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Theo chuyên gia, virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết hiện có 4 chủng huyết thanh gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Khi bị mắc sốt xuất huyết do 1 chủng bất kỳ, cơ thể trẻ có thể sản sinh kháng thể chống lại chủng đó, song bé vẫn có thể tái mắc sốt xuất huyết khi nhiễm phải các chủng con lại. Thông thường, trẻ bị mắc sốt xuất huyết lần say sẽ xuất hiện triệu chứng nặng hơn lần trước, bệnh có khả năng diễn tiến nhanh hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nặng hơn.

Ngoài ra, bệnh truyền nhiễm này còn có thể xảy ra mọi đối tượng, cả người lớn và người già. Do đó, các gia đình cần luôn nâng cao các biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho các thành viên trong nhà mình.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã mắc sốt xuất huyết

Tìm hiểu thêm: Bệnh thủy đậu và những biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Lý do trẻ bị sốt xuất huyết, cách phân biệt với sốt do bệnh khác

Sốt cao là triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc sốt xuất huyết

Sau khi bị virus Dengue xâm nhập và tấn công thông qua vết muỗi cắn, trẻ sẽ dần xuất hiện những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết. Càng ngày, các triệu chứng của bệnh càng được thể hiện một cách rõ ràng hơn:

– Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng sốt xuất huyết của trẻ có nhiều điểm tương đồng với bệnh cúm hay sốt thông thường. Trẻ sốt xuất huyết có thể sốt cao từ 39 – 40 độ C, kéo dài liên tục từ 1 – 2 ngày. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh còn có thể xuất hiện các dấu hiệu sau: đau đầu, đau cơ, chán ăn, mệt mỏi nhiều, hắt hơi, sổ mũi, phát ban, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nổi mẩn trên da…

– Ở giai đoạn nguy hiểm, vào khoảng ngày thứ 3 – 7 bị mắc sốt xuất huyết, trẻ đã có thể hạ sốt nhưng xuất hiện dấu hiệu tăng tính thấm thành mạch, có thể gây thoát huyết tương. Những triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm như: trẻ mệt mỏi, lờ đờ, vật vã, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, đi tiểu ít, hay khát nước, chướng bụng… Nếu tới giai đoạn này trẻ mới được phát hiện bệnh và hỗ trợ điều trị thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro tới sức khỏe.

– Ở giai đoạn phục hồi, các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết sẽ giảm đi đáng kể, sức khỏe của trẻ cũng dần phục hồi hơn với nhiều tín hiệu đáng mừng: bé có cảm giác thèm ăn trở lại, đi tiểu nhiều hơn và huyết áp cũng ổn định.

3. Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt do bệnh khác

Như đã khẳng định, sốt xuất huyết là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe khi xảy ra ở đối tượng trẻ em. Do đó, trẻ mắc sốt xuất huyết cần được phát hiện bệnh và điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng khôn lường có thể xảy ra. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu mắc bệnh, các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: sốt thường, sốt virus và sốt rét.

3.1. Phân biệt trẻ bị sốt xuất huyết với trẻ sốt thường

Cơn sốt thường là phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh (như virus gây cảm cúm, vi khuẩn gây viêm họng…), tình trạng viêm do mô bị tổn thương hoặc bệnh lý nào đó. Ngoài ra, sốt thường cũng có thể xảy ra khi cơ thể bị tác động của các yếu tố ngoại lai từ môi trường, thuốc hóa chất, cảm nắng…

Dù cũng có thể sốt cao kéo dài 1 – 2 ngày đầu nhưng diễn biến sốt và các triệu chứng đi kèm ở trẻ sốt xuất huyết và sốt thường sẽ có nhiều điểm khác nhau. Chỉ cần tinh ý và quan sát thật kỹ, các phụ huynh có thể phần nào phân biệt được hai bệnh này.

Với trẻ bị sốt xuất huyết, cơn sốt cao kéo dài của trẻ sẽ xuất hiện kèm theo các biểu hiện như: khó hạ sốt, người nhức mỏi, khó chịu, đau đầu… Từ ngày thứ 3, triệu chứng sốt cao của trẻ có thể giảm dần nhưng các nốt mẩn đỏ xuất huyết sẽ dần nổi lên.

Đối với trẻ sốt thường, triệu chứng sốt cao của bé thường diễn ra theo từng cơn và kèm theo các triệu chứng như: chảy nước mũi, đau họng, húng hắng ho, đau nhức toàn thân… Một số trẻ sốt thường vẫn có thể nổi phát ban trên da, nhưng chúng thường biến mất dễ hơn và nhanh hơn so với phát ban của bệnh sốt xuất huyết.

3.2. Phân biệt trẻ bị sốt xuất huyết với trẻ sốt virus

Cả sốt xuất huyết và sốt virus ở trẻ em đều là những bệnh do tác nhân virus gây ra, sốt cao đột ngột và các triệu chứng ban đầu cũng khá tương đồng. Do đó, việc phân biệt 2 bệnh lý này chỉ qua quan sát mắt thường rất khó. Với trường hợp này, trẻ mắc bệnh cần được khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết (xét nghiệm công thức máu, test Dengue) để cho ra kết quả có độ chính xác cao.

Ngoài ra, một dấu hiệu góp phần giúp phụ huynh có thể nghi ngờ trẻ mắc sốt xuất huyết hay sốt virus chính là nốt phát ban. Khi bạn căng da ra ở nốt phát ban, nếu bị sốt virus thì nốt phát ban sẽ biến mất, còn sốt xuất huyết thì nốt phát ban vẫn còn nguyên.

Lý do trẻ bị sốt xuất huyết, cách phân biệt với sốt do bệnh khác

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Trẻ sốt cao kéo dài nên được đi khám bác sĩ nhằm sớm xác định bệnh và điều trị

3.3. Phân biệt sốt xuất huyết với sốt rét

Tương tự như sốt virus, bệnh sốt xuất huyết và sốt rét ở trẻ em cũng rất khó có thể phân biệt bằng mắt thường. Lý do là vì những triệu chứng ban đầu của chúng đều khá giống nhau: trẻ sốt cao, có biểu hiện rét run…

Tuy nhiên, trẻ mắc sốt rét sẽ có thời gian sốt ngắn hơn, triệu chứng kèm theo sẽ nhiều hơn như: đổ mồ hôi, đau xương khớp, nôn, bị thiếu máu… Tiếp đps, trẻ sốt rét sẽ xuất hiện những cơn sốt điển hình với 3 giai đoạn: rét run, sốt nóng và vã mồ hôi. Những cơn sốt này thường xuất hiện từng đợt kéo dài khoảng 6 – 10 tiếng đồng hồ, cơn rét run có thể kéo dài từ 15 – 60 phút. Một số trẻ còn xuất hiện triệu chứng vàng da nhẹ.

Kết luận: Hiểu rõ nguyên nhân gây sốt xuất huyết và cách phân biệt nó với sốt do các bệnh khác là rất quan trọng để đảm bảo chẩn đoán và điều trị kịp thời cho trẻ. Việc nhận diện các triệu chứng đặc trưng của sốt xuất huyết giúp bố mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách. Đồng thời, việc nắm bắt các dấu hiệu khác biệt giữa sốt xuất huyết và các bệnh sốt khác sẽ hỗ trợ trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *