Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một truyền nhiễm nguy hiểm với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù vậy, không phải trẻ nào cũng cần điều trị sốt xuất huyết chuyên sâu tại các cơ sở y tế. Trong bài viết sau CAREUP.VN xin chia sẻ với bố mẹ cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

1. Tổng hợp dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em

Triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết là sốt cao (trên 40 độ C), thường đi kèm với hai hoặc nhiều triệu chứng sau: Đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ – xương – khớp, nổi hạch, phát ban, buồn nôn và nôn.

Nếu trẻ có những triệu chứng trên, bố mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay để trẻ được chuyên gia thăm khám.

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Sốt cao (trên 40 độ C) là triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết.

2. Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả

Sau thăm khám và chẩn đoán xác định, nếu trẻ bị sốt xuất huyết nặng, chuyên gia y tế sẽ chỉ định trẻ điều trị nội trú còn nếu trẻ bị sốt xuất huyết nhẹ, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của chuyên gia. Theo đó, có 4 nội dung chính trong chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà, đó là: Cho trẻ uống nhiều nước; cho trẻ dùng paracetamol để hạ sốt, giảm đau; cho trẻ ăn thực phẩm bổ dưỡng; cho trẻ tái khám nếu sốt xuất huyết không thuyên giảm hoặc chuyển biến xấu.

2.1. Cho trẻ sốt xuất huyết uống nhiều nước

Liên quan đến hiện tượng thoát huyết tương, có thể nói mất nước là một trong những biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết. Chính vì vậy, cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế biến chứng này là một yêu cầu rất quan trọng trong chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà. Theo đó, bố mẹ nên cho trẻ sốt xuất huyết uống:

– Dung dịch Oresol: Bố mẹ pha chế dung dịch Oresol theo hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì (không pha loãng cũng không pha đặc, tránh làm giảm hiệu quả dung dịch). Sử dụng nước lọc để pha, không pha bằng nước khoáng, sữa hay nước trái cây. Không thêm đường vào dung dịch sau pha.

– Nước trái cây giàu Vitamin C như nước dừa, nước cam, nước chanh,…: Chúng vừa có nước, có chất điện giải lại có Vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, củng cố tính bền vững của thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xuất huyết nội tạng.

– Nước lọc.

Tìm hiểu thêm: 7 hiểu lầm chết người về sốt xuất huyết ở trẻ em

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Cho trẻ uống nhiều nước là rất quan trọng trong chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà.

2.2. Cho trẻ dùng paracetamol để hạ sốt, giảm đau

Để hạ sốt, giảm đau bố mẹ cho trẻ dùng paracetamol. Các thuốc aspirin và ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng, bao gồm xuất huyết nội tạng, ngưng tự dịch, suy giảm chức năng nội tạng,…

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong hạ sốt, giảm đau cho trẻ bằng paracetamol:

– Thời điểm sử dụng: Sốt cao trên 38.5 độ C.

– Liều dùng: 10 – 15mg/kg/lần.

– Tần suất: Mỗi 4 – 6 giờ.

Bên cạnh dùng thuốc, bố mẹ có thể chườm mát nách, trán, bẹn trẻ để tăng cường hiệu quả hạ sốt một cách an toàn.

2.3. Cho trẻ ăn thực phẩm bổ dưỡng

Tiếp tục cho trẻ bú và cho trẻ bú nhiều hơn so với bình thường (8 – 10 bữa/ngày và mỗi bữa cũng nên lâu hơn so với bình thường), nếu trẻ còn bú mẹ. Trường hợp trẻ đã ăn dặm, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nên tuân thủ một số lưu ý sau:

2.3.1. Thực phẩm bố mẹ nên cho trẻ ăn

– Thực phẩm giàu tinh bột, bao gồm: Gạo, các loại khoai,…

– Thực phẩm giàu đạm, bao gồm: Các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá…; trứng; sữa và chế phẩm từ sữa như sữa chua, bơ, phô mai,…

– Thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất, bao gồm: Rau như các loại rau cải, cà rốt, rau diếp cá,…; trái cây như cam, quýt, chanh, ổi, táo, lê, mận, đào, đu đủ, dưa hấu, chuối, xoài, lựu,…; gia vị như nghệ, gừng, tỏi, quế, bạch đậu khấu, nhục đậu khấu,…; các loại hạt.

– Probiotic: Bổ sung men vi sinh vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ sốt xuất huyết để tăng cường tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Các nguồn men vi sinh dồi dào tự nhiên chúng ta có là sữa chua, phomai kefir, kombucha và đậu nành.

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

>>>>>Xem thêm: Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì ngay? 

Nguồn men vi sinh dồi dào tự nhiên chúng ta có là sữa chua.

2.3.2. Nguyên tắc chế biến

Chế biến theo nguyên tắc 3 L – Lỏng, lạt, lạnh. Hạn chế thức ăn cứng, nhiều gia vị, dầu, mỡ và nóng và thức ăn có màu sẫm như củ dền đỏ, thanh long đỏ, socola. Thức ăn có màu sẫm không nên ăn vì chúng có thể làm thay đổi màu sắc chất nôn, nước tiểu và phân của trẻ, khiến bố mẹ gặp khó khăn trong việc nhận diện sự tồn tại của biến chứng xuất huyết nội tạng – một biến chứng vô cùng nguy hiểm của sốt xuất huyết.

2.4. Cho trẻ tái khám nếu sốt xuất huyết chuyển biến xấu

Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, cho trẻ tái khám ngay nếu trẻ có những dấu hiệu sau: Đau bụng dữ dội; chảy máu mũi, chảy máu lợi, chảy máu chân răng; nôn liên tục, nôn ra máu; thở gấp; mệt mỏi;… Đây là những dấu hiệu cho thấy sốt xuất huyết trở nặng. Thời điểm xuất hiện của chúng (nếu có) thường là 3 – 7 ngày sau khi trẻ có những triệu chứng sốt xuất huyết đầu tiên hoặc sau khi trẻ đã hạ sốt.

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết đúng cách là yếu tố quan trọng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và an toàn. Hãy đảm bảo trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Theo dõi kỹ các triệu chứng của trẻ, đặc biệt là khi có dấu hiệu bất thường như chảy máu hoặc sốt không giảm, để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Việc nắm vững các bước chăm sóc sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của trẻ, ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *