Giải đáp: Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không?

Tương tự sởi, thủy đậu,… tay chân miệng cũng là bệnh truyền nhiễm phổ biến mà trong 5 năm đầu đời, trẻ có thể dễ dàng gặp phải. Khi bàn về những bí quyết điều trị chúng, hầu hết các bà các mẹ đều khẳng định rằng: “Trong thời gian chữa bệnh, con trẻ cần phải được kiêng gió”. Vậy, thật sự thì bệnh tay chân miệng có kiêng gió không? Đọc bài viết ngay, chuyên gia nhi khoa sẽ trả lời câu hỏi này cho bố mẹ.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không?

1. Tổng hợp về tay chân miệng

1.1. Nguyên nhân và 2 đường lây

Tay chân miệng phổ biến đến mức độ nào? Theo thống kê chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, Việt Nam ghi nhận không dưới 50.000 – 100.000 bệnh nhi tay chân miệng. Trong đó, 60% bệnh nhi ở miền Nam, 40% bệnh nhi còn lại ở miền Trung và miền Bắc.

Nhìn những số liệu này, ngoài mức độ phổ biến, chúng ta còn có thể thấy khả năng lây lan của bệnh truyền nhiễm này. Theo đó, tay chân miệng tồn tại quanh năm, nhưng phát tán đặc biệt mạnh mẽ vào 2 khoảng thời gian: Tháng 3 – tháng 5 và tháng 9 – tháng 12. Tay chân miệng có nguyên nhân khởi phát là virus đường ruột họ Enterovirus, cụ thể là Coxsackievirus A16, Enterovirus 71 và có 2 đường lây là trực tiếp/gián tiếp, thông qua dịch tiết mũi họng/phân. 2 đường lây quá mức đơn giản này lý giải khả năng lây lan mạnh mẽ của tay chân miệng.

Giải đáp: Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không?

Tay chân miệng phát sinh do Enterovirus

1.2. Dấu hiệu nhận biết

Tay chân miệng có nhiều dấu hiệu nhận biết, cả đặc trưng và không đặc trưng. Quan sát những dấu hiệu đó, bố mẹ vừa có thể phỏng đoán sự tồn tại của tay chân miệng vừa có thể phỏng đoán giai đoạn phát triển bệnh.

Cụ thể, sự phát triển tay chân miệng có 4 giai đoạn: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh. Trong đó, ngoài giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng chưa biểu hiện rõ ràng và giai đoạn lui bệnh các triệu chứng tay chân miệng thuyên giảm và biến mất, 2 giai đoạn khởi phát và toàn phát thường đi kèm các biểu hiện sau:

– Khởi phát: Sốt, đau họng, chảy mũi, mệt mỏi, tiêu chảy. Trong một số trường hợp, trẻ nổi hạch cổ và hạch hàm dưới. Đây là các dấu hiệu nhận biết không đặc trưng.

– Toàn phát: Tổn thương da và niêm mạc, tồn tại dưới dạng các vết phồng rộp, có đường kính 2 – 3mm khi ở niêm mạc miệng, má trong, lợi, mặt bên lưỡi,… và có đường kính 2 – 10mm khi ở lòng bàn tay, đầu gối, mông, lòng bàn chân,…. Trong khi các tổn thương niêm mạc luôn luôn hiện trên bề mặt niêm mạc thì các tổn thương da lại có thể hiện, cũng có thể ẩn. Mặc dù khác nhau về đường kính và cách thức hiển thị, cả tổn thương da và tổn thương niêm mạc đều dễ vỡ, khi vỡ tạo thành vết loét, khiến trẻ đau đớn.

1.3. Biến chứng

Tay chân miệng có nguy hiểm không và nếu có thì nguy hiểm như thế nào? Câu trả lời phụ thuộc vào nguyên nhân sinh bệnh truyền nhiễm này. Cụ thể thì nếu tay chân miệng phát sinh do Coxsackievirus A16, bệnh gần như không biến chứng và có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế sau khoảng 1 – 3 tuần. Còn nếu tay chân miệng phát sinh do Enterovirus 71, nguy cơ bệnh tiến triển tiêu cực đến nhiều biến chứng tai hại là không hề nhỏ. Về các biến chứng tay chân miệng, chúng ta hiện đã xác định được các vấn đề sau: Viêm màng não (nhiễm trùng màng não, dịch não tủy bao quanh não và tủy sống), viêm não, viêm cơ tim,…

Tìm hiểu thêm: Hôi miệng chảy máu chân răng: Nguyên nhân và điều trị

Giải đáp: Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không?

Viêm màng não là một trong những biến chứng tay chân miệng

1.4. Điều trị

Như đã chia sẻ trong mục 1.3, tay chân miệng có thể nguy hiểm cũng có thể không. Tuy nhiên, cách duy nhất để xác định được tay chân miệng ở trẻ ở vào trường hợp nào là thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng với chuyên gia. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Tại đó, nếu chẩn đoán tình trạng tay chân miệng ở trẻ ẩn chứa nguy cơ biến chứng, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ nhập viện điều trị. Nếu không, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Việc chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà có một số lưu ý sau mà bố mẹ nên tuân thủ:

– Tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; tất cả thuốc bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng chỉ là thuốc hạn chế triệu chứng, hỗ trợ quá trình tự chữa lành của cơ thể trẻ. Những thuốc ấy có thể là: Thuốc hạ sốt Paracetamol như Hapacol, thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, kem chống ngứa như Calamine, dung dịch sát khuẩn (dùng để che phủ bề mặt các tổn thương da), nước muối sinh lý 0,9% (dùng để vệ sinh bề mặt các tổn thương niêm mạc). Lưu ý: Những thuốc này phải sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia.

– Áp dụng nguyên tắc 3 chữ L (lỏng, lạt, lạnh) để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Một số thực phẩm tốt cho trẻ tay chân miệng bố mẹ có thể tham khảo là: Trứng, đậu, khoai tây, đu đủ, dưa hấu,…

– Cung cấp cho trẻ 1,5 – 2l nước mỗi ngày.

– Thường xuyên tắm hoặc lau người nhẹ nhàng cho trẻ để loại bỏ virus và các tác nhân tiêu cực khác từ môi trường.

– Không cho trẻ gãi để tránh làm các tổn thương da và niêm mạc lan tỏa.

– Lập tức cho trẻ tái khám khi các dấu hiệu sau xuất hiện: Sốt cao, nôn, lơ mơ, mê sảng, co giật,…

1.5. Phòng ngừa

Phòng ngừa tay chân miệng không khó, nếu bố mẹ ghi nhớ và tuân thủ những lưu ý nên và không nên sau:

– Nên: Thứ nhất, cho trẻ ăn chín uống sôi 100%. Thứ hai, rửa tay cho cả trẻ cả bản thân nhiều lần trong ngày bằng các sản phẩm khử khuẩn. Thứ ba, ngâm hoặc luộc quần áo trẻ trước khi giặt với dung dịch Cloramin B 2%. Thứ tư, vệ sinh cẩn thận định kỳ đồ chơi của trẻ và không gian sinh hoạt của gia đình bằng các sản phẩm khử khuẩn.

– Không nên: Thứ nhất, cho trẻ ngậm/mút tay và đồ chơi. Thứ hai, cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống với gia đình. Thứ ba, cho trẻ đến những nơi đã ghi nhận ca bệnh.

2. Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không – Chia sẻ chính xác từ chuyên gia

Quan điểm: “Trong thời gian bị tay chân miệng, con trẻ cần phải được kiêng gió” của các bà các mẹ đúng hay sai?

Về bản chất thì gió không phải là một tác nhân tiêu cực từ môi trường có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng tay chân miệng. Không những thế, việc giữ trẻ trong một không gian kín gió hoàn toàn đến mức bí bối, còn làm tăng khả năng tích tụ virus, vi khuẩn,… khiến trẻ bị bội nhiễm. Như vậy, trẻ bị tay chân miệng, không cần kiêng gió tuyệt đối.

Giải đáp: Bệnh tay chân miệng có kiêng gió không?

>>>>>Xem thêm: 7 Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sốt xuất huyết nghiêm trọng ở trẻ

Trẻ bị tay chân miệng, không cần kiêng gió tuyệt đối

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bố mẹ có thể thoải mái cho trẻ tay chân miệng tiếp xúc với gió, đặc biệt là gió lớn. Với thể trạng yếu ớt của trẻ khi bị tay chân miệng, tiếp xúc với gió, trẻ có thể gặp các vấn đề khác về sức khỏe, như các bệnh lý đường hô hấp là một ví dụ điển hình.

Bệnh tay chân miệng không nhất thiết phải kiêng gió hoàn toàn, nhưng việc bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố môi trường bất lợi như gió lạnh hay gió mạnh là cần thiết để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là giữ cho trẻ được nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm khác. Đồng thời, việc chăm sóc đúng cách, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cá nhân sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về tình trạng sức khỏe của trẻ hoặc các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để có hướng dẫn điều trị chính xác và an toàn. Sự quan tâm và chăm sóc kịp thời sẽ giúp trẻ vượt qua bệnh tay chân miệng một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *