Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, xảy ra phổ biến ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, trẻ có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương chũm, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe, nói… Do đó, để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm thì trước tiên phụ huynh cần trang bị những kiến thức cần thiết về phòng ngừa cũng như điều trị bệnh.
Bạn đang đọc: Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em thế nào?
Vậy điều trị viêm tai giữa ở trẻ thế nào, chế độ chăm sóc cần lưu ý gì, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
1. “ Điểm mặt” nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Về khái niệm, viêm tai giữa là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện ở trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển ở trong tai hoặc do bị tác động từ các yếu tố ở bên ngoài môi trường.
Nguyên nhân lớn nhất gây viêm tai giữa ở trẻ là do cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ chưa hoàn thiện cũng như hệ miễn dịch còn yếu. Ngoài ra, những rối loạn chức năng ở vòi nhĩ cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ứ dịch hay sự tắc, mở vòi bất thường.
Một nguyên nhân khác viêm tai giữa cũng có thể do phần ống thông giữa và mũi bị sưng, nghẹt. Ống thông này có chức năng cân bằng áp suất phía trong và phía ngoài. Ở trẻ em, ống thường ngắn và hẹp, khiến dịch nhầy khi tiết dễ bị giữ lại ở tai giữa.
Ngoài ra, viêm tai giữa có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:
– Một số dạng viêm nhiễm ở vòm, mũi họng như: Viêm VA, viêm amidan, viêm mũi xoang
– Biến chứng của các bệnh lây lan qua đường hô hấp như: Cúm, sởi, ho gà…
– Do các chấn thương như chọc, ngoáy vào tai không cẩn thận làm rách hoặc thủng màng tai
Viêm tai giữa là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện ở trong tai giữa do tác nhân chính vi khuẩn gây ra
2. Nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ qua những biểu hiện
Ở trẻ nhỏ, bệnh viêm tai giữa thường xuất hiện kèm theo các biểu hiện sau:
– Trẻ sốt hoặc sốt cao ( có thể lên tới hơn 39 độ C)
– Đau tai, với trẻ nhỏ nếu chưa nói được thì trẻ thường lấy tay dụi vào tai hoặc kéo vành tai
– Khóc nhiều, đặc biệt là về đêm, trằn trọc, khó ngủ
– Ống tai ngoài có dịch hoặc mủ chảy ra, đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ của trẻ đã bị vỡ do phải chịu áp lực quá mức
– Các mảng dịch hoặc mủ đã khô và đóng vảy ở xung quanh tai
– Trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài lỏng, đi nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chỉ khoảng từ 2 đến 3 ngày sau, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng nhĩ bị thủng. Trong giai đoạn này, trẻ có thể xuất hiện các biểu hiện như sau:
– Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn ngon hơn và ngủ được
– Cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài dần trở lại bình thường
– Không bị đau tai
Thật ra, ở giai đoạn này có rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn rằng bệnh đã thuyên giảm, tuy nhiên, trên thực tế, đây là dấu hiệu báo hiệu viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với biểu hiện điển hình nhất là chảy mủ tai.
3. Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ thế nào?
Viêm tai giữa không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ đều được chữa khỏi nếu như áp dụng đúng phương pháp. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán cũng như định hướng phương pháp điều trị.
Hiện nay, điều trị viêm tai giữa chủ yếu sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt. Bên cạnh đó, viêm tai giữa cũng chia thành các giai đoạn khác nhau như: Giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Phương pháp điều trị phải phù hợp với từng giai đoạn như:
– Ở giai đoạn xung huyết chủ yếu điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, bởi tác nhân chính gây bệnh chủ yếu là liên cầu, phế cầu… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc chống viêm, thuốc chống phù nề hoặc một số loại thuốc giảm đau trong quá trình điều trị
– Với giai đoạn ứ mủ, lúc này có thể cân nhắc biện pháp rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ kết hợp với sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị toàn thân trong giai đoạn xung huyết
– Với giai đoạn vỡ mủ, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng Hydrocortisone nhỏ vào tai để làm sạch tai. Ngoài ra, tùy vào trường hợp cụ thể, chỉ định làm thuốc tai cũng sẽ được đề xuất. Đây là thủ thuật rửa, nhỏ hoặc phun thuốc vào các vị trí tổn thương trong tai nhằm làm sạch cũng như để thuốc ngấm sâu vào trong tai, từ đó giảm dần triệu chứng chảy mủ ở tai.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa thủy đậu dân gian cho trẻ, ý kiến của chuyên gia
Điều trị viêm tai giữa chủ yếu sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng
4. Phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thế nào?
Để phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em từ sớm, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
– Cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp trẻ chống lại bệnh tật
– Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với các trẻ khác đang bị cảm lạnh, ngoài ra, cũng nên tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm chứa nhiều khói bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá…
– Giữ vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, trường hợp trẻ bị chảy mủ thì cần được làm sạch tai, nên sử dụng bông để lau, thấm nhẹ nhàng, không chọc ngoáy sau
– Tiêm vaccine phế cầu khuẩn phòng ngừa viêm tai
>>>>>Xem thêm: Bệnh còi xương thể bụ ở trẻ em: Cách nhận biết và xử lý sớm
Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp y khoa. Việc chăm sóc và theo dõi sát sao trong quá trình điều trị là rất quan trọng để bé nhanh chóng hồi phục. Bố mẹ cần lưu ý các triệu chứng bất thường và đưa trẻ đi khám ngay khi cần thiết để bảo vệ sức khỏe thính giác của con.