4 điều ba mẹ cần biết về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em là bệnh thường xảy ra với trẻ ở độ tuổi 6-24 tháng. Bệnh tiến triển khá nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng xấu, ảnh hưởng khả năng nghe của trẻ. Cũng bởi vậy, phòng ngừa bệnh như thế nào là điều mà rất nhiều bố mẹ quan tâm.

Bạn đang đọc: 4 điều ba mẹ cần biết về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em

1.Tổng quan về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em

1.1. Viêm tai giữa cấp ở trẻ là bệnh như thế nào?

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống tai giữa và hòm nhĩ, dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, …Bệnh được chia thành 3 giai đoạn, gồm: viêm tai giữa xuất tiết, viêm tai giữa sung huyết và viêm tai giữa có mủ.

Về vị trí, tai giữa nằm ở sau màng nhĩ, là khoảng không phía sau bộ phận này, có chức năng truyền âm thanh từ tai ngoài vào tai trong. Sẽ rất hạn chế nếu khám viêm tai giữa bằng mắt thường. Cũng bởi vậy, khi trẻ bị viêm tai giữa cấp tính, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ nội soi tai và chẩn đoán, điều trị cho con.

1.2. Vì sao trẻ 6-24 tháng dễ bị viêm tai giữa

4 điều ba mẹ cần biết về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Vòi nhĩ ngắn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm tai giữa

Thực tế hiện nay cho thấy, bệnh viêm tai giữa thường hay xảy ra ở trẻ em giai đoạn 6-24 tháng tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do:

– Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ yếu, không ngăn chặn được các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn

– Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh, vòi nhĩ ngắn, lại nằm ngang, nên vi khuẩn và các dịch tiết ở mũi họng dễ lan lên tai giữa.

– Trẻ nhỏ dễ bị viêm mũi họng, nhất là khi thay đổi đời tiết. Viêm mũi họng kéo dài sẽ dễ gây biến chứng viêm tai giữa.

– Mẹ có thói quen cho bé bú nằm khiến sữa dễ bị đẩy ngược vào tai, gây viêm tai giữa.

2. Viêm tai giữa cấp ở trẻ em có triệu chứng ra sao?

Theo các bác sĩ, viêm tai giữa cấp là bệnh có tốc độ tiến triển khá nhanh, do đó, bố mẹ cần phải để ý các triệu chứng ở con để đưa con đi khám và điều trị kịp thời. Nếu để lâu, viêm tai giữa cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bé bị tay chân miệng tắm lá gì?

4 điều ba mẹ cần biết về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Trẻ bị viêm tai giữa hay kéo tai, gãi tai vì khó chịu

Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy con đang bị viêm tai giữa, bố mẹ nên ghi nhớ:

– Trẻ bị ù tai, cảm thấy khó nghe

– Trẻ hay lắc đầu, kéo tai, gãi tai

– Tai trẻ có dịch mủ chảy ra

– Trẻ quấy khóc hơn ngày thường, khó ngủ

– Trẻ bó bú sữa, xuất hiện nôn trớ

– Trẻ bị tiêu chảy

– Trẻ bị sốt: có thể sốt nhẹ, sốt vừa hay sốt cao từ 39 – 40 độ C

3. Trẻ bị viêm tai giữa, bố mẹ cần làm gì?

Khi nghi ngờ con bị viêm tai giữa với các dấu hiệu như đã nêu phía trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị để các bác sĩ thăm khám và kiểm tra cho con. Qua khám bệnh, nội soi tai, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác mức độ bệnh của con và có phác đồ điều trị phù hợp.

Hiện nay, đa số trường hợp viêm tai giữa ở trẻ đều là biến chứng từ bệnh lý viêm mũi họng thông thường. Nhiều trường hợp viêm nhẹ, trẻ có sức đề kháng tốt, bố mẹ chỉ cần hút rửa mũi sạch sẽ cho con vài ngày là con có thể tự khỏi bệnh.

4 điều ba mẹ cần biết về bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Tại sao trẻ bị viêm phế quản khó thở?

Bố mẹ nên đưa con đi khám khi nghi ngờ con bị viêm tai giữa

Tuy nhiên, khi trẻ đã bước sang giai đoạn viêm tai giữa sung huyết, đặc biệt là viêm tai giữa có mủ, trẻ sẽ cần dùng thuốc để điều trị. Căn cứ vào thể trạng cũng như độ tuổi của con, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Trẻ có thể điều trị tại nhà với một số loại thuốc giảm đau trước khi dùng kháng sinh để hạn chế tác dụng phụ.

Sau khi đi khám và uống thuốc theo đơn của bác sĩ khoảng 2 ngày, nếu tình trạng trẻ không cải thiện, trẻ vẫn sốt cao hoặc các triệu chứng có dấu hiệu nặng thêm, bố mẹ cần đưa con đi tái khám luôn để bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc (kê thêm kháng sinh).

Khi trẻ đã ổn định sức khỏe, vui chơi ăn uống trở lại bình thường, bố mẹ vẫn nên cho con tái khám để bác sĩ kiểm tra lại xem bệnh đã được điều trị triệt để hay chưa. Nhiều trường hợp trẻ bị ứ dịch trong hòm nhĩ, và bác sĩ phải tiến hành đặt ống thông vào màng nhĩ để dẫn lưu dịch ra khỏi hòm nhĩ của trẻ.

Với những trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần, bác sĩ cũng có thể phải phẫu thuật ống tai để điều trị dứt điểm bệnh cho trẻ.

4. Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Tuy là bệnh cấp tính nhưng viêm tai giữa ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cụ thể, bố mẹ có thể bảo vệ con khỏi bệnh viêm tai giữa với các biện pháp sau:

– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa hoặc khi trời lạnh, chú ý quàng khăn cổ, đeo khẩu trang cho con khi đi đường. Điều này sẽ giúp phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp, hạn chế viêm tai giữa biến chứng cho trẻ.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang có dấu hiệu của bệnh cảm lạnh, bệnh viêm đường hô hấp, hay cũng đang bị  viêm tai giữa. Trong trường hợp cha mẹ mắc bệnh, nên hạn chế ôm hôn trẻ, tránh lây nhiễm bệnh cho con.

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát; thường xuyên rửa/vệ sinh các đồ cá nhân của trẻ, bao gồm cả đồ chơi

– Không cho trẻ bú nằm, hạn chế để nước lọt vào tai trẻ khi tắm, gội.

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hoặc hóa chất.

– Cho trẻ bú nhiều sữa, bổ sung đẩy đủ dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm để tăng sức đề kháng cho trẻ.

– Cho trẻ tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đặc biệt là vắc xin ngừa cúm và phế cầu. Đây là những tác nhân dễ gây viêm đường hô hấp và viêm tai giữa cho trẻ.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu bố mẹ nắm vững các kiến thức cơ bản. Hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân, và cách chăm sóc trẻ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe thính giác của bé tốt hơn. Đừng quên thăm khám bác sĩ tai mũi họng khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị để tránh các biến chứng không mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *