Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em như thế nào?

Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp, đa số gặp ở trẻ nhỏ, độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi. Bệnh tiến triển nhanh, nếu không có biện pháp theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé.

Bạn đang đọc: Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em như thế nào?

Dấu hiệu viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em như thế nào?

Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em thường khởi phát đột ngột và tiến triển rất nhanh, gây tình trạng đau, nhức, khó chịu cho trẻ. (ảnh minh họa)

Cũng giống như viêm họng cấp, viêm tai giữa cấp thường khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh với các dấu hiệu nhiễm trùng tai kèm có dịch trong tai giữa. Đây là tình trạng viêm cấp tính ở trẻ em. Khi vị viêm tai giữa cấp bé thường có các biểu hiện như:

  • Trẻ bị sốt, có thể sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao 39-40 độ C
  • Đau tai, bé thường hay kéo tai hoặc dịu tai
  • Trẻ bỏ bú, quấy khóc, hay nôn trớ
  • Khi khám tai thấy màng nhĩ bị viêm đỏ, xung huyết
  • Có thể chảy mủ ra tai nếu không được xử trí và điều trị kịp thời.

Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ độ tuổi từ 6 tháng – 2 tuổi. Thường xuất hiện cùng với các bệnh lý viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, với các triệu chứng như chảy mũi, họng đỏ,…

Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Chẩn đoán

Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Nguyên nhân và điều trị

Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em như thế nào?

Trẻ bị viêm tai giữa cấp khi nội soi tai thấy màng nhĩ bị đỏ, viêm, phồng lên và mờ đục hoặc thủng màng nhĩ và chảy dịch ra. (ảnh minh họa)

Dựa trên bệnh sử của bé nếu có đau tai hoặc chảy mủ tai (nội soi tai. Khi đó màng nhĩ đỏ, viêm, phồng lên và mờ đục, hoặc thủng lỗ và chảy dịch ra.

Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Trẻ nhỏ bị cảm lạnh và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ bị viêm tai giữa thường phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, ba mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống mà cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ Nhi khoa. (ảnh minh họa)

Phần lớn các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp đều cần sử dụng thuốc kháng sinh uống. Nếu bé bị chảy mủ, cần hướng dẫn mẹ cách vệ sinh làm khô tai cho trẻ.

Không nên cho trẻ đi bơi, lội trong khoảng thời gian bé bị viêm tai cấp, khi tắm hạn chế để nước chui vào tai trẻ, nếu có cần lấy khăn khô hoặc bông tăm thấm khô nước ngay sau khi con tắm xong.

Khi trẻ đau tai hoặc sốt cao gây khó chịu, nên cho bé uống hạ sốt loại paracetamol, sau đó cần theo dõi và cho bé đi thăm khám lại ngay với bác sĩ khi bé không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Theo dõi sau điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Các bậc phụ huynh cần theo dõi trẻ và cho trẻ tái khám sau 5 ngày. Nếu còn đau tai hoặc chảy mủ tai, tiếp tục điều trị trong 5 ngày nữa với cùng kháng sinh trên. Đồng thời tiếp tục với các biện pháp vệ sinh tai để làm sạch dịch mủ theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Nếu dịch đã hết tình trạng nhiễm trùng, dịch trong tai đã thoát hết ra ngoài. Nếu lại xuất hiện nhiễm trùng tai thì đó là đợt nhiễm trùng mới hay là diễn biến của đợt nhiễm trùng cũ để sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp.

Việc điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em đòi hỏi sự can thiệp kịp thời và chính xác để đảm bảo hiệu quả và tránh các biến chứng. Bố mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng như đau tai, sốt cao, và đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị và chăm sóc tai cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bé hồi phục nhanh chóng và phòng ngừa bệnh tái phát. Đừng quên theo dõi sức khỏe của trẻ định kỳ để bảo vệ thính giác và sức khỏe tổng thể của bé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *