Chào bác sỹ, con gái tôi năm nay 3 tuổi, dạo gần đây cháu có vẻ hơi nghễnh ngãng, thính lực bị giảm. Tôi nghe nói bệnh viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ nhỏ thường xuất hiện ở độ tuổi này. Vậy bác sỹ cho tôi hỏi con tôi liệu có phải đã bị mắc bệnh này hay không? Thỉnh thoảng cháu cũng hay thường bị viêm mũi, họng. Xin bác sỹ cho biết biểu hiện và cách chữa bệnh lý này như thế nào. Cảm ơn bác sỹ!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ nhỏ
(Quốc Trung, 35 tuổi)
Trẻ bị viêm tai giữa thanh dịch có vẻ hơi nghễnh ngãng, thính lực bị giảm trong một thời gian nếu không được điều trị, thường gặp ở trẻ từ 3 tháng-3 tuổi. (ảnh minh họa)
Trả lời:
Anh Quốc Trung thân mến, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến hòm thư contact@thucuchospital.vn. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của anh như sau:
Bệnh viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ nhỏ là một bệnh rất phổ biến, bệnh nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra các biến chứng như giảm thính lực của trẻ.
Đây là một loại bệnh có diễn biến âm thầm thường không có biểu hiện cụ thể, trẻ không sốt, không đau tai, rất ít khi ù tai, không chảy dịch ở tai, triệu chứng duy nhất là trẻ bị mất tập trung, nghễnh ngãng.
Viêm tai giữa thanh dịch là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em, bệnh nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra các biến chứng như giảm thính lực của trẻ. (ảnh minh họa)
Có rất nhiều yếu tố gây bệnh viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ nhỏ, trong đó rối loạn chức năng vòi Eustache được xem là yếu tố quan trọng nhất. Rối loạn chức năng vòi nhĩ gây nên sự tắc vòi nhĩ cơ năng. Còn yếu tố bên ngoài do VA phì đại, những u nang bẩm sinh vùng vòm mũi họng, u xơ vòm họng hay K vòm chèn ép gây tắc nhĩ cơ học. Viêm nhiễm gây phù nền niêm mạc gây tắc vòi nhĩ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?
Rối loạn chức năng vòi Eustache là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa thanh dịch. (ảnh minh họa)
Với bệnh viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ nhỏ tùy từng trường hợp sẽ có chỉ định điều trị khác nhau.
Ở một số trường hợp, có thể điều trị nội khoa bằng kháng sinh, thuốc tan đờm hoặc phẫu thuật (trích rạch màng nhĩ và đặt ống thông nhĩ hoặc đốt điện hay laser) để lấy hết dịch tai giữa, cải thiện thính lực và ngăn ngừa tái phát nhờ cung cấp thông khí tai giữa.
Tuy biểu hiện của con gái bạn có thể là bệnh viêm tai giữa thanh dịch nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Để biết chính xác bệnh, bạn nên đưa con gái tới bệnh viện thăm khám cụ thể. Các bác sỹ Nhi khoa sẽ phối hợp với bác sĩ Tai mũi họng chẩn đoán và có cách xử trí hợp lý, nhanh chóng và an toàn nhất cho bé, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Bệnh viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ nhỏ cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến thính giác và sự phát triển của trẻ. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị là bước quan trọng giúp bố mẹ bảo vệ sức khỏe tai của bé. Đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường và tuân thủ đúng chỉ định điều trị sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Chăm sóc đúng cách và theo dõi sức khỏe định kỳ là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tái phát.