Bệnh viêm tai ở trẻ em: Nhận biết, chăm sóc và phòng ngừa

Bệnh viêm tai ở trẻ em có thể bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào vị trí viêm tai như viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm. Mỗi loại lại có những cấp độ cấp tính và mãn tính riêng, nhưng nhìn chung thường có các biểu hiện chung sau đây.

Bạn đang đọc: Bệnh viêm tai ở trẻ em: Nhận biết, chăm sóc và phòng ngừa

Những dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm tai ở trẻ em

Bệnh viêm tai ở trẻ em: Nhận biết, chăm sóc và phòng ngừa

Nhận biết dấu hiệu bệnh viêm tai ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Khi trẻ bị bệnh viêm tai có thể sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) hoặc không sốt.

Bé thường quấy khóc, có thể khóc dữ dội không rõ nguyên nhân, bé càng khóc nhiều hơn khi thay đổi tư thế.

Con gãi tai, đập hay đưa tay vào trong tai hoặc lấy tay kéo tai, bứt rứt.

Nếu biết nói trẻ sẽ kêu đau trong tai, đau như có con gì hay vật gì chui vào tai- ống tai ngoài chảy ít dịch màu vàng nhạt lỏng, đôi khi đặc kéo nhẹ hoặc có màu nâu nhạt như sô-cô-la (nhưng cũng có thể ráy tai ướt).

Khi kéo nhẹ vành tai lên  mà trẻ kêu đau có thể là trẻ đã bị viêm tai nặng, nên cho bé đi khám để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời.

Bệnh viêm tai cũng như một số bệnh lý viêm mũi họng khác có thể dùng kháng sinh hoặc không tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn. Vi khuẩn hay bội nhiễm vi khuẩn thì mới cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Sau khi thăm khám với bác sĩ tùy thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi của bé các bác sĩ sẽ vệ sinh tai (rửa tai), hút dịch nếu cần và chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm tai tại nhà

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Bệnh viêm tai ở trẻ em: Nhận biết, chăm sóc và phòng ngừa

Trẻ bị bệnh viêm tai ba mẹ nên vệ sinh tai cho trẻ nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, không nên vệ sinh sâu bên trong, không nên nhỏ bất kỳ loại thuốc nào vào trong tai bé khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. (ảnh minh họa)

Khi trẻ bị bệnh viêm tai sưng và kêu đau vùng tai, nhức là bé quấy khóc, khó chịu mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau (theo đúng chỉ định của bác sĩ), chườm lạnh vùng tai.

Chùi sạch vùng ngoài ống tai bằng khăn mềm sạch hoặc giấy mềm. Không nên cố gắng ngoáy sâu vào bên trong tai của trẻ.

Cho trẻ tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá tình trạng viêm bên trong tai của bé như thế nào và uống thuốc theo đơn.

Trong vòng 1 tuần sau lành viêm tai thì không nên cho bé đi bơi.

Phòng ngừa bệnh viêm tai ở trẻ em

Bệnh viêm tai ở trẻ em: Nhận biết, chăm sóc và phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi: Cẩn trọng nguy cơ tử vong

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho trẻ.

Không nên bú nằm, khi cần hãy cho bé bú bình.

Nhỏ mũi ngay khi bị sổ mũi vì sổ mũi lâu ngày có thể gây viêm tai.

Tránh không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.

Bệnh viêm tai ở trẻ em là một tình trạng phổ biến nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu bố mẹ nắm vững các kiến thức về nhận biết triệu chứng, chăm sóc đúng cách, và phòng ngừa bệnh tái phát. Nhận diện sớm các dấu hiệu như đau tai, sốt, và chảy dịch là bước quan trọng để can thiệp kịp thời. Đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khi cần thiết, và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như vệ sinh tai đúng cách và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe thính giác của trẻ. Việc chăm sóc sức khỏe định kỳ và theo dõi tình trạng của trẻ là chìa khóa để duy trì sức khỏe tai toàn diện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *