Tiêu chảy ở trẻ là bệnh lý thường gặp nhưng diễn tiến nhanh và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao. Trẻ mắc tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể bị sụt cân nhanh, mất nước nghiêm trọng và dẫn tới tử vong. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay nhưng sai lầm phụ huynh thường mắc khi điều trị tiêu chảy cho trẻ nhé.
Bạn đang đọc: Điều trị tiêu chảy ở trẻ: 5 sai lầm thường gặp
1. 5 Sai lầm phụ huynh thường mắc khi điều trị tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy ở trẻ em là bệnh không khó chữa nếu điều trị kịp thời và đúng cách. Ngược lại, nếu được điều trị không đúng cách, bệnh của bé có thể chuyển biến xấu, dễ biến chứng nặng. Do đó, phụ huynh tuyệt đối nên tránh 5 sai lầm dưới đây khi điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ.
1.1. Cho bé uống ít nước để tình trạng tiêu chảy ở trẻ không nặng hơn
Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ mắc tiêu chảy nên uống ít nước lại vì điều này có thể giảm thiểu số lần bé đi ngoài phân ra phân lỏng. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, thậm chí có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy.
Hạn chế cho trẻ tiêu chảy uống nước có thể khiến tình trạng bệnh của bé diễn biến nặng hơn
Nguyên nhân khiến bé mắc tiêu chảy đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày là do ruột bị kích thích và tăng dịch ruột chứ không hề liên quan tới việc bổ sung nước. Vì thế, việc hạn chế uống nước cũng không thể làm giảm số lần bé tiêu chảy.
Hơn thế, khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ bị mất đi lượng lớn nước và điện giải. Nếu không được bù đắp đầy đủ và kịp thời, trẻ có thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng, rơi vào tình trạng kiệt sức và tiềm ẩn nguy cơ tử vong.
2.2. Hạn chế các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé tiêu chảy
Vì lo lắng thức ăn có thể khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn nên nhiều phụ huynh đã áp dụng kiêng cữ quá mức, thậm chí chỉ cho con ăn cháo muối để mong bé sớm hết bệnh. Tuy nhiên, đây là cách làm rất phản khoa học.
Hiện nay, cưa có một nghiên cứu nào chứng minh việc cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến tình trạng tiêu chảy thêm nặng hơn. Thay vào đó, trẻ mắc tiêu chảy cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để ngăn ngừa nguy cơ kiệt sức có thể xảy ra, vì bệnh lý tiêu chảy thường khiến bé mất sức và mệt mỏi nhiều.
2.3. Tự ý cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy
Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng: Những lưu ý cốt lõi
Mọi thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ đều cần được chỉ định từ bác sĩ, không nên tự sử dụng
Không phải trường hợp nào trẻ mắc tiêu chảy cũng cần dùng thuốc cầm tiêu chảy. Vì thế, việc tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ cũng là một sai lầm mà không ít phụ huynh đã mắc phải.
Hầu hết trường hợp trẻ mắc tiêu chảy cấp đều là do nhiễm phải độc tố của các vi khuẩn hoặc virus tấn công đường ruột. Triệu chứng đi ngoài phân lỏng cũng là một phản ứng có lợi cho cơ thể bé nhằm giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài. Vậy nên, thuốc cầm tiêu chảy là không cần thiết trong trường hợp này, thậm chí còn gây hại cho bé tiêu chảy cấp.
Cụ thể hơn, thuốc cầm tiêu chảy dùng trong trường hợp không cần thiết sẽ khiến phân của trẻ không được đẩy ra ngoài, độc tố bị ứ lại bên trong cơ thể và gây nhiễm khuẩn nặng hơn. Hệ quả có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé tiêu chảy. Các phụ huynh cần hết sức lưu ý sai lầm nghiêm trọng này.
2.4. Cho bé uống kháng sinh để trị tiêu chảy ở trẻ
Tương tự như thuốc cầm tiêu chảy, không phải mọi trẻ mắc tiêu chảy đều cần uống kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị có thể khiến bệnh tiêu chảy cấp của bé thêm nặng hơn và gây tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ sau này.
Thông thường, thuốc kháng sinh chỉ được dùng với trường hợp trẻ mắc tiêu chảy do tác nhân vi khuẩn hoặc đã xảy ra nhiễm trùng. Trường hợp trẻ mắc tiêu chảy do virus thì không cần dùng vì thuốc kháng sinh không cho tác dụng diệt trừ virus.
2.5. Dùng thuốc chống nôn khi trẻ có triệu chứng nôn
Nôn chỉ là triệu chứng bình thường có thể xảy ra ở trẻ mắc tiêu chảy, vì thế phụ huynh tuyệt đối không lạm dụng thuốc này để điều trị bệnh cho con. Trẻ tiêu chảy chỉ dùng thuốc chống nôn khi có chỉ định từ bác sĩ.
2. 3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ phụ huynh nên biết
Ngoài 5 sai lầm cần tránh, các phụ huynh cũng nên nắm rõ 3 nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp để có thể hỗ trợ điều trị và chăm sóc tốt nhất cho bé mắc bệnh tiêu chảy.
2.1. Bù nước và điện giải cho trẻ
Như đã khẳng định, bệnh tiêu chảy khiến bé bị thiếu hụt nước và chất điện giải. Do đó, nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ đầu tiên phụ huynh cần lưu ý đó chính là chú ý bù nước và điện giải cho bé.
Theo đó, trẻ cần được uống nhiều nước hơn mức bình thường. Phụ huynh có thể cho bé uống dung dịch oresol pha đúng tiêu chuẩn để bù cả nước và điện giải. Với những trẻ nhỏ còn đang bú hoàn toàn sữa mẹ, mẹ nên tăng lượng bú và cữ bú lên cho bé.
2.2. Cho bé tiêu chảy cấp ăn uống đủ dinh dưỡng
Theo chuyên gia, khi đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn gây tiêu chảy, những phần ruột chưa bị tổn thương vẫn có thể hấp thu được chất dinh dưỡng bình thường để nuôi cơ thể. Do đó, phụ huynh vẫn cần bổ sung cho trẻ những bữa ăn giàu dinh dưỡng, đủ cả 4 nhóm gồm chất béo, đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Để bé dễ tiêu hóa, hơn, phụ huynh nên ưu tiên chế biến thức ăn dạng mềm và lỏng.
Lưu ý rằng, trẻ tiêu chảy cấp nên hạn chế sữa, các thực phẩm từ sữa, nước ép, hải sản, các món chiên, xào nhiều dầu mỡ. Lý do là vì các món ăn này có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bé tăng nặng hơn.
2.3. Cho trẻ đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm phế quản dứt điểm ở trẻ thế nào?
Trẻ tiêu chảy cấp nên sớm được đi khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn
Trong quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ tiêu chảy, phụ huynh cần chủ động cho bé đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau:
– Trẻ tiêu chảy bị nôn trớ nhiều hay không uống được nước;
– Trẻ đi tiêu nhiều từ từ 8 lần/ngày trở lên;
– Trẻ nôn ói dịch màu xanh lá cây;
– Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng như môi khôi, da nhăn nheo…;
– Trẻ xuất hiện triệu chứng lừ đừ, quấy khóc liên tục, khi ngủ khó đánh thức
– Bé đi phân lẫn máu màu đỏ, hồng hoặc nâu đen.
“Kết luận: Điều trị tiêu chảy ở trẻ một cách hiệu quả yêu cầu bố mẹ phải tránh những sai lầm phổ biến để không làm tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Bằng cách nhận diện và điều chỉnh các sai lầm thường gặp như không cung cấp đủ nước, tự ý sử dụng thuốc hoặc bỏ qua chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn có thể giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và an toàn. Việc theo dõi kỹ lưỡng các triệu chứng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết sẽ đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất cho bé. Hãy chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa tiêu chảy để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ.”