Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen phế quản đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong tương lai gần. Xác định nguyên nhân bệnh và cách điều trị hen ở trẻ em là những vấn đề mà cha mẹ nên lưu tâm khi có con mắc bệnh này.
Bạn đang đọc: Điều trị hen ở trẻ em và những điều chưa biết
Bệnh hen phế quản, nhất là ở trẻ em xảy ra khá phổ biến nên nhiều người có tâm lý chủ quan với bệnh mà không biết rằng bệnh thuộc top những bệnh nguy hiểm. Theo thống kê, hàng năm số lượng trẻ mắc hen phế quản đã tăng dần lên, nhất là tại những thành phố lớn. Chính vì vậy việc phát hiện và điều trị bệnh hen cho trẻ là rất cần thiết, không chỉ cho gia đình mà còn vì sức khỏe của cộng đồng, của nguồn nhân lực trong tương lai.
1. Thông tin chung về bệnh
1.1. Khái niệm bệnh
Bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ hay còn có tên gọi khác là hen suyễn, là tình trạng đường thở bị co thắt, tắc nghẽn, phù nề và nhiều đờm do bị viêm mạn tính đường thở. Trẻ bị bệnh hen sẽ có những biểu hiện như khó thở, thở gắng sức, ngực nặng, ho nặng tiếng…
Cha mẹ cần quan sát những biểu hiện bệnh của trẻ
Hen phế quản ở trẻ là nguyên nhân số 1 gây bệnh mãn tính. 8-12% là tỉ lệ trẻ mắc hen phế quản trong tổng số những ca bệnh về Nhi. Trong đó, lứa tuổi 12-13 là thường mắc nhất.
Khi lên 5 tuổi, những trẻ mắc hen đã có những biểu hiện nhất định. Những biểu hiện này thường khác nhau ở mỗi trẻ và có khả năng làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày cũng như giấc ngủ của trẻ. Thậm chí có những cơn hen khiến trẻ buộc phải nhập viện. Tuy bệnh hen không có cách điều trị khỏi hoàn toàn nhưng trẻ nếu được đi thăm khám thường xuyên sẽ có khả năng kiểm soát được bệnh. Việc kiểm soát sẽ ngăn chặn những tổn thương phổi phát triển sau mỗi lần bị lên cơn hen.
1.2. Cách điều trị hen ở trẻ em có gì đặc biệt?
Bệnh hen có nhiều cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra hướng điều trị phù hợp
– Trường hợp trẻ có những cơn hen ở mức độ nhẹ
Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng khí dung Ventolin 0.05 đến 0.15mg/kg và nhắc lại sau 30 phút hoặc cho trẻ uống thuốc giãn phế quản có thành phần Salbutamol (Ventolin, Solmux Broncho,…) nhóm Terbutaline sulphate ( Bricanyl,…). Song song với đó, trẻ cũng cần được làm sạch đường thở với nước muối ưu chương và nước muối đẳng chương dạng xịt sương. Sau thời gian 1 tiếng đồng hồ, trẻ sẽ được đánh giá lại tình trạng bệnh.
– Trường hợp trẻ có những cơn hen ở mức độ vừa phải
Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng khí dung kết hợp ventolin giãn phế với thuốc trong nhóm corticoid phun sương như Budesonide (Pulmicort, Symbicort,…) hoặc Fluticasone propionate (Flixotide).
– Trường hợp trẻ bị những cơn hen nặng
Trẻ sẽ được dùng oxy qua mặt nạ đồng thời kết hợp khí dung salbutamol với Ipratropium, – Hydrocortison hoặc Methyl prednisolon sau 20 phút nhân lên 3 lần. Sau mỗi lần sẽ được đánh giá lại tình trạng.
– Trường hợp cơn hen trở thành ác tính
Khi đó trẻ cần được xử lý cấp cứu tại bệnh viện, thở khí oxy, khí dung hoăc tiêm thuốc giãn phế, thuốc corticoid vào tĩnh mạch. Trường hợp nặng hơn có thể trẻ sẽ phải đặt nội khí quản và dùng đến máy thở.
Tìm hiểu thêm: Trẻ em biếng ăn: Cách cải thiện chuyên gia khuyên bố mẹ áp dụng
Điều trị hen cần được tuân thủ nghiêm chỉnh
Những loại thuốc được dùng khi trẻ bị hen phế quản
– Khi trẻ bị hen, khuyến cáo trong gia đình nên có sẵn những loại thuốc có tác dụng cắt cơn hen khẩn cấp như ventolin (thành phần salbutamol), bricanyl (thành phần terbutaline)…Có hai dạng là xịt trực tiếp hoặc khí dung.
– Để kiểm soát và dự phòng cơn hen phế quản cho trẻ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc corticoid dạng hít đơn chất như: flixotide (fluticasone), pulmicort (budesonide), symbicort (budesonide-formoterol) phối hợp seretide (fluticasone-salmeterol)…
2. Liệt kê những sai lầm trong điều trị hen cho trẻ
Trong điều trị bệnh hen có những lỗi sai sau mà cha mẹ cần ghi nhớ để tránh phạm phải:
– Không điều trị dự phòng cho trẻ, nhất là cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ không tự ý thức được bệnh của mình. Việc không điều trị dự phòng khiến cho cơn hen của trẻ không được kiểm soát và số lần hen tái lại nhiều hơn, làm cho phổi của trẻ bị tổn thương nhiều hơn.
– Quên hoặc tự ý không cho trẻ uống thuốc kháng viêm. Thông thường mỗi đợt điều trị hen phế quản, trẻ sẽ cần dùng thuốc kháng viêm và giãn phế song song. Tuy nhiên nhiều cha mẹ sau khi dùng giãn phế cảm thấy tình trạng bệnh của con khá hẳn lên nên dừng luôn thuốc kháng viêm. Điều này làm cho bệnh tình của trẻ không được điều trị dứt điểm tận gốc, dễ tái lại.
– Hít thuốc sai cách. Với những trẻ còn nhỏ, buộc phải cho trẻ hít thuốc qua buồng đệm. Vì ở độ tuổi này trẻ sẽ không biết cách hít thuốc chính xác để mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên khi hít thuốc qua buồng đệm, cha mẹ cũng cần thực hiện chính xác, đảm bảo đúng thao tác và thời gian hít.
– Cha mẹ tự ý điều chỉnh thuốc cho trẻ. Nhiều trường hợp cơn hen lâu cắt khiến nhiều phụ huynh tự tăng liều thuốc lên để nhanh chóng dập tắt cơn hen. Cũng có trường hợp cơn hen của trẻ đỡ nhanh nên cha mẹ chủ quan dừng thuốc. Điều này có thể khiến cho cơ thể trẻ đáp ứng thuốc kém đi, ảnh hưởng nhiều đến những đợt điều trị hen sau (nếu có).
– Tư tưởng chủ quan của nhiều bậc cha mẹ khiến cho việc cơn hen trở nặng mới bắt đầu đưa trẻ đi khám, điều trị. Điều này rất nguy hiểm đối với tính mạng của trẻ vì trẻ có thể bị suy hô hấp bất kỳ lúc nào.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm tai xương chũm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Cần đưa trẻ đi viện nếu cảm thấy có bất thường
Lời khuyên dành cho các cha mẹ khi có con em bị hen phế quản đó là không nên coi thường bệnh, luôn chú ý đến tình trạng của trẻ để có thể nhận biết khi nào con lên cơn hen và cắt cơn cho con kịp thời. Đồng thời, cha mẹ cần tuân thủ những phương án điều trị bệnh mà bác sĩ đã chỉ định cho trẻ. Làm đúng từ cách dùng thuốc cho đến cách chăm sóc trẻ, tạo môi trường sống phù hợp cho trẻ.
3. Cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ bị hen
Những trẻ bị hen phế quản khi làm gì, đi đâu cần được cha mẹ để ý chăm sóc hết sức cẩn thận:
– Cần giữ cho trẻ không bị cảm lạnh, cúm do thay đổi thời tiết: Không cho trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh cúm, thường xuyên vệ sinh môi trường sống và đồ chơi của trẻ sạch sẽ.
– Tiêm cúm định kỳ cho trẻ hàng năm.
– Cho trẻ dùng đúng đơn thuốc bác sĩ kể với đủ số lượng là thời gian dùng.
– Phối hợp với nhà trường hoặc đoàn thể nào trẻ thường xuyên sinh hoạt để có những phương án hỗ trợ khi trẻ bị lên cơn hen mà không có cha mẹ ở bên.
Điều trị hen ở trẻ em đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về các phương pháp điều trị và quản lý bệnh. Bằng cách áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp và theo dõi sát sao triệu chứng, cha mẹ có thể giúp trẻ kiểm soát cơn hen hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống. Những điều chưa biết về hen suyễn có thể bao gồm các yếu tố kích thích, thay đổi lối sống và các phương pháp điều trị mới. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ và duy trì thói quen chăm sóc sức khỏe hợp lý. Sự chủ động và kiến thức đúng đắn sẽ giúp trẻ em sống khỏe mạnh và vui vẻ hơn.