Hen phế quản là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường được phát hiện hầu hết ở trẻ nhỏ. Biểu hiện hen phế quản ở trẻ là gì và cách để chăm sóc cho những trẻ mắc căn bệnh này thể nào? Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về căn bệnh hô hấp này nhé.
Bạn đang đọc: Biểu hiện hen phế quản ở trẻ mà cha mẹ cần biết
1. Sơ lược về bệnh hen phế quản của trẻ nhỏ
1.1. Cho những ai chưa biết bệnh hen phế quản là gì
Hen phế quản còn được gọi là hen suyễn là một bệnh liên quan đến sự co thắt đường thở mạn tính. Tình trạng này khiến cho trẻ bị khó thở từng đợt. Những cơn hen phế quản thường gặp nhất ở những trẻ dưới 5 tuổi, sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp (do vi khuẩn hoặc virus), do thay đổi thời tiết hoặc khi trẻ hít phải khói bụi… Biểu hiện mà trẻ bị hen nào cũng sẽ có đó là ho nhiều không dứt, thở khò khè, khó thở, thở gắng sức…
Trẻ bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm nếu không biết xử lý
Những nguyên nhân khiến cho trẻ em mắc phải bệnh hen phế quản:
– Đầu tiên là có thể do yếu tố di truyền trong gia đình. Nếu trẻ sinh ra trong gia đình mà cả bố và mẹ không bị hen phế quản thì phần trăm khả năng trẻ bị hen phế quản chỉ 10%. Nếu một người trong bố mẹ bị bệnh hen thì khả năng con cái bị hen sẽ tăng lên là 25% và sẽ là 50% khi bố và mẹ đều bị hen. Như vậy khả năng con cái bị hen phế quản rất cao nếu xét đến nguyên nhân do yếu tố di truyền trong gia đình.
– Nguyên nhân khác cũng khá quan trọng và chiếm tỉ lệ không hề nhỏ là do cơ địa của trẻ bị dị ứng. Những em bé thường xuyên bị chàm ngứa, mề đay, viêm mũi dị ứng, dị ứng với thức ăn… sẽ có khả năng cao mắc bệnh hen phế quản
– Một nguyên nhân nữa có thể khiến cho trẻ bị hen đó là do thời tiết cũng như do yếu tố không khí, khí hậu. Trẻ sẽ có khả năng bị hen phế quản do hít nhiều khói thuốc lá, khói bụi, do không khí độ ẩm quá cao hoặc do hít phải những loại lông động vật hay phấn hoa…
– Ngoài ra khi trẻ bị xúc động mạnh hoặc khi hoạt động thể chất gắng sức cũng làm cho cơn hen của trẻ xuất hiện.
1.2. Biểu hiện hen phế quản ở trẻ mà cha mẹ cần để ý
Hen là một bệnh một khi lên cơn có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên thực tế việc chẩn đoán bệnh hen cho trẻ thường không dễ dàng, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi. Chính vì thế việc điều trị bệnh cũng có nhiều hạn chế. Việc nhận biết phán đoán những triệu chứng của bệnh hen phế quản là việc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong điều trị, nhất là điều trị dự phòng hen cho trẻ. Những biểu hiện của bệnh hen phế quản là:
– Ho: Tình trạng ho có thể đi kèm với một đợt viêm đường hô hấp hoặc không. Ho có thể là ho khan hoặc ho có đờm nhưng thường dai dẳng kéo dài và tình trạng ho nếu không được điều trị sẽ không thuyên giảm đi. Ho có thể xảy ra khi trẻ không bị bệnh gì liên quan đến đường hô hấp mà chỉ đơn giản là khi trẻ cười, xúc động nhiều, khi trẻ hoạt động thể chất nhiều cũng khiến cho trẻ bị ho. Ho nhiều về đêm và gần sáng là những dấu hiệu cha mẹ nên phán đoán có thể con mắc phải bệnh hen phế quản.
Tìm hiểu thêm: Thực hư: Trẻ bị viêm tai giữa do bơi lội
Bác sĩ sẽ phán đoán bệnh dựa trên triệu chứng
– Tình trạng khò khè khi thở ở trẻ xuất hiện khi ngủ hoặc khi vừa trải qua một đợt khóc, cười, chạy nhảy, hít phải khói thuốc lá, khói xe, bụi đường phố… Tiếng khò khè này có thể nghe rất rõ ngay cả khi cha mẹ chỉ cần áp tai vào ngực trẻ.
– Trẻ khó thở: Với những trẻ lớn có thể trẻ sẽ mô tả hoặc nói cho cha mẹ về cảm giác khó thở của mình. Đối với những trẻ nhỏ hơn, chưa biết nói hoặc chưa có khả năng mô tả thì việc cha mẹ biết con mình đang bị khó thở là điều khó khăn. Cần phải quan sát con thật kỹ, nhất là về hơi thở, xem con có bị thở gắng sức hay không.
– Trẻ dễ dàng, nhanh chóng bị mệt sau khi chơi những trò chơi hoạt động thể chất hơn những trẻ bình thường khác. Trẻ nhỏ hơn thường hay đòi bế ắm và quấy khóc mỗi khi cảm thấy mệt.
– Trẻ rất hay bị những bệnh liên quan đến dị ứng như viêm mũi, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn… hoặc trong gia đình trẻ có người bị tiền sử hen phế quản.
1.3. Có cách nào để chẩn đoán trẻ bị hen phế quản?
Bệnh này thường khó chẩn đoán sớm, càng khó hơn đối với những trẻ em còn nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh có khả năng được chẩn đoán đối với trẻ lớn hơn thông qua các biện pháp: điều tra về tiền sử bệnh gia đình, bệnh của trẻ, biểu hiện của trẻ và những xét nghiệm cận lâm sàng:
– Khám sức khỏe
Việc khám sức khỏe định kỳ là việc cha mẹ nên làm cho con em mình để phát hiện và kiểm soát bệnh hen phế quản. Đối với những trẻ hay bị bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc nghi ngờ sớm mắc bệnh hen thì việc theo dõi định kỳ sức khỏe tim phổi, tình trạng sức khỏe của trẻ rất có ý nghĩa. Những trẻ hay bị ốm vặt liên quan bệnh hô hấp sẽ được điều trị dự phòng hen. Việc điều trị này sẽ giúp cho trẻ chuyển biến tích cực hơn đối với mỗi cơn hen trong tương lai.
– Xét nghiệm
Đối với trẻ trên 5 tuổi, bác sĩ có thể chỉ định chụp XQuang và thăm dò chức năng phổi để được xác định được khả năng bị hen của trẻ. Tuy nhiên loại xét nghiệm đo chức năng hô hấp thường được thực hiện với trẻ lớn và có khả năng làm đúng yêu cầu của bác sĩ thì mới đạt kết quả chính xác.
>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em: Nhận biết và điều trị
Có thể thăm dò chức năng hô hấp để chẩn đoán bệnh hen
Đối với những trẻ nhỏ hơn, bác sĩ sẽ dựa vào lịch sử bệnh và tiền sử hen trong gia đình và các biểu hiện bên ngoài của trẻ để kết luận về khả năng mắc hen ở trẻ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm để xác định những tác nhân gây nên bệnh hen trong trường hợp trẻ bị hen do cơ địa dị ứng nhằm phòng ngừa, hạn chế tối đa phát bệnh cho trẻ.
– Như đã nói ở trên, đối với trẻ nhỏ hơn không thể dùng phương pháp thăm dò chức năng phổi thì bác sĩ sẽ điều ra về tiền sử bệnh và các triệu chứng hen phế quản ở trẻ. Cụ thể, bác sĩ sẽ điều tra về:
+ Trong gia đình có ai bị bệnh hen hay không?
+ Trẻ có từng bị chàm ngừa, viêm mũi dị ứng không?
+ Trẻ có thường xuyên bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp hay không
+ v…v…
Dựa trên những câu hỏi trên, bác sĩ sẽ xem xét thời gian và tần suất bị bệnh của con để có thể xác định khả năng con có bị hen không và nguyên nhân gây nên bệnh của con là gì và có hướng điều trị dự phòng cho trẻ.
2. Biện pháp nào cha mẹ cần biết để chăm sóc trẻ bị hen?
Khi có con bị hen, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau khi chăm sóc cho trẻ, tránh bệnh tái phát nhiều và nặng:
– Tránh xa những yếu tố nguy cơ có thể khởi phát bệnh hen ở trẻ như: Không nuôi vật nuôi có nhiều lông trong nhà, để trẻ tránh xa khói thuốc lá, không nên đốt hương hoặc xịt những loại hóa chất có mùi khi bé ở trong nhà.
– Cần vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo không gian sống của trẻ luôn sạch sẽ thoáng đãng.
– Khi trẻ lên cơn hen, cha mẹ cần biết phương pháp cắt cơn nhanh để điều trị cho trẻ nhanh, càng sớm càng tốt. Khi trẻ đã cắt được cơn thì vẫn cần cho trẻ nghỉ ngơi thêm một vài tiếng để trẻ được khỏe lên hoàn toàn.
– Trong trường hợp đã cắt cơn cho trẻ nhưng tình trạng trẻ không khá lên hoặc trẻ chỉ khá lên trong một thời gian ngắn và vẫn còn khó thở nhiều, cánh mũi phập phồng,… đều là những dấu hiệu cho thấy tình trạng của trẻ đang nguy hiểm. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được cấp cứu.
Việc nhận diện biểu hiện hen phế quản ở trẻ là rất quan trọng để đảm bảo điều trị kịp thời và hiệu quả. Các dấu hiệu như ho kéo dài, khó thở, và thở khò khè cần được chú ý và xử lý ngay để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng sống của trẻ. Cha mẹ nên theo dõi các triệu chứng một cách thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp. Sự chú ý và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ quản lý hen phế quản tốt hơn và duy trì sức khỏe toàn diện.