Da mặt bị sạm đen chữa thế nào là câu hỏi thường gặp ở nhiều chị em. Tình trạng này khiến nữ giới kém tươi tắn và rạng rỡ, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy hại cho làn da. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để sở hữu cách phục hồi làn da thâm sạm một cách hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Da mặt bị sạm đen chữa thế nào cho triệt để và hiệu quả nhất?
1. Tìm hiểu về hiện tượng da mặt bị sạm đen
Sạm da hay còn gọi là tăng sắc tố da là tình trạng xuất hiện các mảng da trở nên sẫm màu hơn so với vùng xung quanh. Nhìn chung, làn da của chúng ta luôn chứa các tế bào biểu bì tạo hắc tố. Các tế bào này sản xuất ra melanin, thành phần quyết định màu da. Do đó, làn da sạm đen là hiện tượng cho thấy làn da đang sản xuất quá nhiều melanin.
Tình trạng làn da tổng hợp quá nhiều sắc tố melanin sẽ gây ra hiện tượng sạm đen
Thông thường, làn da sạm đen xuất hiện dưới dạng những đốm khá nhỏ, được gọi là “đốm đồi mồi” hoặc vết sần. Mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, song, tình trạng da mặt sạm đen có thể là biểu hiện cho thấy sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Top 5 phương pháp giảm hình thành Melanin phổ biến hiện nay
Với quan niệm “nhất dáng nhì da”, nhiều người đã lựa chọn phương pháp làm sáng da bằng cách giảm hình thành sắc tố Melanin. Vậy Melanin là gì? Giải pháp nào giảm sản xuất Melanin hiệu quả? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây. 1. Sắc tố…
2. Nguyên nhân khiến da mặt bị sạm đen
Không ít chị em băn khoăn vì sao da mặt tự nhiên sạm đen, liệu đây có phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm nào hay không. Một số dạng da sạm đen phổ biến nhất là do tác hại của ánh nắng mặt trời, cụ thể là do tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Sạm da cũng có thể là do thay đổi nội tiết tố.
Theo các chuyên gia da liễu, những nguyên nhân làm da bị sạm đen được phân loại như sau:
- Da sạm do di truyền: Bệnh u sợi thần kinh (người bệnh xuất hiện những mảng da màu nâu nhạt hoặc đậm từ khi mới sinh)
- Rối loạn nội tiết tố: Bệnh Addison, Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) hoặc do sử dụng thuốc tránh thai. Ngoài ra, tình trạng mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai.
- Do yếu tố môi trường: Những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, hoá chất độc hại cũng có thể khiến da sạm đen nhanh chóng.
3. Da mặt bị sạm đen chữa thế nào? Những sản phẩm phục hồi làn da sạm đen mà bạn không thể thiếu
Sở hữu làn da trắng sáng, mịn màng là điều mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, với làn da sạm đen bạn sẽ cần một chu trình dưỡng da chuyên biệt. Sau đây là một số phương pháp bạn nên áp dụng để phục hồi làn da sạm đen một cách nhanh chóng và an toàn.
3.1 Vệ sinh da sạch sẽ
Để giữ cho làn da tươi sáng và mềm mại, bạn không thể bỏ qua công đoạn làm sạch da
Một trong những bước để loại bỏ những mảng sạm đen trên da đó là vệ sinh da mặt thật sạch sẽ. Bạn nên sử dụng những loại sữa rửa mặt với thành phần nhẹ nhàng, không gây khô da và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Dùng đầu ngón tay sạch mát xa sữa rửa mặt lên da, sau đó rửa sạch bằng nước ấm (không nóng) và thấm khô bằng khăn sạch.
3.2 Dưỡng ẩm
Nhiều nghiên cứu cho thấy những làn da thâm sạm có xu hướng mất độ ẩm nhanh chóng hơn. Do đó, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày với thành phần như Glycerin hoặc Axit Hyaluronic để duy trì làn da căng mọng, ngậm nước. Tránh kem dưỡng ẩm có hương liệu vì chúng có thể gây kích ứng da.
3.3 Kem chống nắng
Tìm hiểu thêm: Bạn đã thật sự uống bột nghệ đúng cách để đẹp da, dáng thon?
Thoa kem chống nắng hằng ngày là giải pháp tối ưu để phục hồi da sạm đen
Một trong những nguyên nhân khiến da bị sạm đen đó là do tác động từ ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng các sản phẩm kem chống nắng không thấm nước với chỉ số chống nắng (SPF) 30 trở lên. Qua đó, làn da của bạn sẽ được bảo vệ trước tia cực tím, UVA và UVB. Bạn cũng có thể bảo vệ da bằng những loại quần áo dài tay với loại vải có tác dụng chống tia cực tím.
3.4 Thoa thuốc lên vùng da sạm đen
Mặc dù kem chống nắng có thể ngăn chặn các mảng tăng sắc tố mới phát triển, nhưng nó không giúp loại bỏ các vết thâm nám hiện có. Để các vết sạm đen thuyên giảm, bạn sẽ cần đến những sản phẩm đặc trị. Chúng thường bao gồm các thành phần như:
- Retinoids: Retinoids giảm thiểu sự xuất hiện của các nếp nhăn, tăng cường độ dày và độ đàn hồi của da, làm chậm quá trình phân hủy collagen và làm sáng các đốm nâu do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Hydroquinone: Các sản phẩm có chứa hydroquinone ngăn chặn việc sản xuất melanin dư thừa.
- Axit Kojic: Đây là một chất làm sáng da khác có thể làm giảm các vết thâm.
- Vitamin C: Một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C, một chất chống oxy hóa, có thể làm giảm sự tăng sắc tố, bảo vệ chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và tăng mức độ collagen.
Để tránh tình trạng kích ứng cho da, bạn chỉ nên sử dụng những loại thuốc đặc trị trên khi được bác sĩ kê đơn.
Collagen là gì? 5 công dụng bất ngờ của việc bổ sung Collagen
Trên thị trường hiện đang xuất hiện nhiều thực phẩm bổ sung Collagen, khiến người dùng băn khoăn Collagen là gì và liệu Collagen có tác dụng gì cho làn da. Bổ sung Collagen đúng cách sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, sở hữu làn da tươi…
3.5 Chế độ ăn uống cân bằng
>>>>>Xem thêm: Tinh chất nghệ nano – Bí quyết nâng cao sức khỏe và sắc đẹp
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để cải thiện da sạm đen
Bạn cần cung cấp cho da những dưỡng chất cần thiết để làn da có thể tự phục hồi, nhanh chóng lấy lại nước da trắng hồng, rạng rỡ. Hãy thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh giàu hoa quả, ngũ cốc, protein như cá, trứng, các loại đậu và đậu phụ. Tránh thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều đường. Hạn chế uống rượu cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe làn da.
4. Chữa da mặt bị sạm đen bằng phương pháp công nghệ cao
Khi thắc mắc da mặt bị sạm đen chữa thế nào triệt để nhất, rất nhiều chị em đã tìm đến phương pháp thẩm mỹ công nghệ cao.Bác sĩ da liễu có thể đề nghị một trong những phương pháp điều trị da sạm đen sau đây:
- Điều trị bằng laser: Loại laser phổ biến nhất để điều trị các đốm đen trên da sử dụng tia laser ánh sáng xung cường độ cao. Ánh sáng nhắm vào hắc tố melanin và phá vỡ các đốm đen.
- Mài da phẫu thuật (Microdermabrasion): Trong quá trình mài da vi điểm, bác sĩ da liễu sử dụng một thiết bị đặc biệt có bề mặt mài mòn để loại bỏ lớp ngoài của da. Phương pháp điều trị này thúc đẩy tăng sinh collagen mới, có thể giúp làm giảm các vết sạm đen.
- Lột da bằng hoá chất: Với phương pháp này, các chuyên gia sẽ thoa một dung dịch lên da, giúp tẩy tế bào chết trên bề mặt, dẫn đến sự phát triển của da mới. Nó có thể làm mờ dần các vết thâm trên da.
- Liệu pháp áp lạnh: Các bác sĩ sẽ sử dụng Nitơ lỏng trên các vết sạm đen, làm tổn thương các tế bào da. Da thường hồi phục nhẹ hơn sau đó.
5. Ngăn ngừa tình trạng da sạm đen như thế nào?
Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa các đốm đen trên da phát triển. Ví dụ, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể dẫn đến nám da là không thể ngăn ngừa được.
Tuy nhiên, có một số điều mọi người có thể làm để giảm nguy cơ xuất hiện các đốm đen và ngăn chúng trở nên sẫm màu hơn:
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 mỗi ngày, ngay cả trong những ngày âm u, nắng nhẹ.
- Đội mũ rộng vành và đeo kính râm để bảo vệ da.
- Điều trị các tình trạng da, chẳng hạn như tình trạng mụn trứng cá có thể dẫn đến viêm.
- Tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì đây là thời điểm ánh nắng mạnh nhất.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp da mặt bị sạm đen chữa thế nào. Chúc bạn sớm sở hữu làn da sáng khoẻ, rạng rỡ và tươi trẻ như mong muốn.