Bật mí 5 cách tự làm nước rửa chén sinh học tại nhà

Dạo gần đây, các chị em hay mách nhau làm những sản phẩm homemade (tự làm ở nhà) chẳng hạn như nước rửa chén sinh học – vừa an toàn lại cực kỳ tiết kiệm. Vậy chúng ta nên kết hợp những nguyên liệu và công thức làm như thế nào? Hãy đọc ngay những chia sẻ hữu ích dưới đây để có thể tự mình điều chế nước rửa chén yêu thích tại nhà nhé!

Bạn đang đọc: Bật mí 5 cách tự làm nước rửa chén sinh học tại nhà

1. Nước rửa chén sinh học là gì?

Ngay từ tên gọi nước rửa chén sinh học là ta đã biết rằng sản phẩm này được sản xuất 100% từ các chất hữu cơ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Nước rửa chén này không chứa bất kỳ hóa chất tẩy rửa, chất bảo quản hay tạo bọt nhân tạo trong khi sở hữu khả năng làm sạch và khử mùi không thua gì so với nước rửa chén thông thường.

Nước rửa chén sinh học là sản phẩm làm sạch chén đĩa có thành phần từ thiên nhiên (tinh chất thảo dược, sả, cam, chanh, cà phê, bồ kết…). Mặt khác, sản phẩm này không có khả năng tạo bọt nhiều và thời hạn sử dụng cũng ngắn hơn. Dù vậy, đây vẫn là sản phẩm rửa sạch hiệu quả mà cực kỳ an toàn cho da tay.

2. Hướng dẫn 5 cách làm nước rửa chén sinh học tại nhà

Dưới đây là 5 công thức điều chế nước rửa chén sinh học tại nhà cực kỳ đơn giản cho các chị em có thể thực hiện ngay tại nhà của mình!

2.1. Cách làm nước rửa chén từ dứa và bồ hòn

Bạn có thể tận dụng vỏ dứa kết hợp với bồ hòn sẽ tạo ra công thức rửa chén vừa làm sạch dầu mỡ khá tốt vừa an toàn cho da tay cực kỳ hữu ích với các chị em nội trợ đấy nhé!

Bật mí 5 cách tự làm nước rửa chén sinh học tại nhà

Dứa và bồ hòn đều có tác dụng làm sạch được sử dụng nhiều trong các sản phẩm tẩy rửa hiện nay.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1kg bồ hòn tách hạt.
  • 2kg vỏ dứa.
  • 1kg đường vàng hoặc đường mía.
  • 10 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch bồ hòn và vỏ dứa rồi thái nhỏ.
  • Cho dứa, bồ hòn, đường, nước vào thùng (khoảng 20 lít) và trộn đều. Sau đó đậy kín thùng lại.
  • Trong 1 tuần đầu, mỗi ngày mở nắp thùng và đảo đều các nguyên liệu bên trong.
  • Sau khoảng 1 tháng, chị em có thể chắt lấy nước để dùng rửa chén. Khi sử dụng, pha theo tỷ lệ 1:5 (nước rửa chén/nước).

2.2. Dùng vỏ cam làm nước rửa chén tự nhiên

Vỏ cam có hương thơm mát sảng khoái thường được nhiều chị em tận dụng để khử mùi hôi trong tủ lạnh. Nhưng ít ai ngờ rằng, vỏ cam còn có tác dụng tẩy rửa tương tự chanh, có thể kết hợp với rượu để tạo nên dung dịch đánh bật dầu mỡ hiệu quả.

Bật mí 5 cách tự làm nước rửa chén sinh học tại nhà

Vỏ cam nên được phơi khô trước khi điều chế nước rửa chén để dễ dàng trộn trong dung dịch.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 20g vỏ cam đã được phơi khô và cắt ngắn vừa phải.
  • 1/2 lít nước.
  • Khoảng 15 ml rượu cồn.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên hãy cho vỏ cam khô vào máy xay sinh tố rồi cho thêm nửa lít nước vào và xay thật nhuyễn để có được hỗn hợp đặc sệt.
  • Đổ hỗn hợp vào chai đựng và đổ 15ml rượu và trộn cho thật đều.
  • Cuối cùng, chỉ cần sử dụng để rửa chén như bình thường. Nhưng trước khi rửa hay nhúng chén dĩa qua nước để mang lại hiệu quả tẩy rửa tốt nhất.

2.3. Cách làm nước rửa chén từ sả, bồ kết và vỏ bưởi

Sả, vỏ bưởi và bồ kết là những nguyên liệu làm hỗn hợp gội đầu từ xưa mà cho đến ngày nay vẫn còn được nhiều chị em áp dụng. Ứng dụng khác của những nguyên liệu tự nhiên này là có thể kết hợp tạo thành nước rửa chén sinh học lành tính và an toàn khi sử dụng.

Tìm hiểu thêm: 10 cách làm trắng da mặt cho nam được nhiều sao Hàn áp dụng

Bật mí 5 cách tự làm nước rửa chén sinh học tại nhà

Bồ kết, sả, vỏ bưởi được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc như dầu gội… và có thể pha chế thành nước rửa chén.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 5 – 6 cây sả.
  • Vỏ bưởi.
  • 100 – 150g quả bồ kết.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị và để ráo nước. Sau đó, lấy bồ kết nướng cho dậy mùi thơm, bẻ nát rồi cho vào nồi nước.
  • Cho sả cắt khúc và vỏ bưởi cắt miếng nhỏ vào nồi cùng bồ kết, đun sôi cho đến khi nước ra màu đen đặc.
  • Lọc bỏ bã, lấy phần nước cho vào chai, bảo quản và dùng dần.

2.4. Nước rửa chén hữu cơ từ cám gạo

Công thức làm nước rửa chén sinh học từ cám gạo cũng được rất nhiều chị em yêu thích và chia sẻ bởi nguyên liệu này có chứa các thành phần cơ bản để điều chế xà phòng như Lysine, Protein, Tryptophan, Sodium,…

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 3 muỗng canh cám gạo.
  • 250ml nước lạnh.

Cách thực hiện:

  • Cho cám gạo vào chai, cho thêm 250ml nước vào. Sau đó, lắc đều để cám gạo hòa tan hết, thu được dung dịch màu vàng đục.
  • Lúc này, chị em đã có thể sử dụng dung dịch này để rửa chén.

2.5. Dùng bột mì, giấm, cà phê để làm nước rửa chén

Cà phê ngoài công dụng là nước giải khát thì nó cũng là chất khử mùi vô cùng hiệu quả không kém. Bên cạnh đó, bột mì còn có công dụng đánh bóng kim loại rất tốt. Do đó, loại nước rửa chén này là dung dịch tẩy rửa mà bạn không thể bỏ qua đâu nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200g bột mì.
  • 160ml giấm gạo.
  • 30g tinh chất cà phê cô đặc.
  • 160g men vi sinh Bacillus.

Cách thực hiện:

  • Trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau và khuấy đều tay cho đến khi bột mì không bị vón cục là được. Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể dùng phới lồng hoặc máy đánh trứng – công cụ dùng trong làm bánh.
  • Sau cùng, bạn chỉ cần cho hỗn hợp vào chai đựng rồi sử dụng như thường.

3. Ưu điểm, hạn chế của nước rửa chén sinh học tự làm

Qua những cách tự pha chế nước rửa chén sinh học ở trên, hãy cùng đánh giá ưu nhược điểm của những sản phẩm tự chế từ thiên nhiên này!

3.1. Ưu điểm:

  • Nước rửa chén sinh học không hóa chất, không làm hại da tay khi sử dụng và an toàn cho sức khỏe gia đình.
  • Nước rửa chén được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, vì vậy các chị em có da tay nhạy cảm có thể an tâm sử dụng mà không lo da bị khô, bong tróc.
  • Hiệu quả làm sạch dầu mỡ, thức ăn còn sót lại trên chén bát khá tốt.
  • Chị em có thể tự làm nước rửa chén sinh học tại nhà hoặc tìm mua các sản phẩm bày bán sẵn với đa dạng mẫu mã, giá thành.

3.2. Hạn chế:

  • Nước rửa chén loãng và tạo bọt ít, phải sử dụng một lượng lớn (nhiều hơn nước rửa chén thông thường) trong một lần để làm sạch chén đĩa.
  • Với các loại nước rửa chén sinh học tự làm, không để được lâu (thường là 7 – 15 ngày) và khó bảo quản.
  • Cần tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong khâu chuẩn bị nguyên liệu và quy trình thực hiện mất khá nhiều thời gian.

Để tiện lợi hơn, chị em nội trợ có thể chọn mua các sản phẩm thành phần thiên nhiên an toàn chất lượng trên thị trường điển hình như nước rửa chén Homey – công thức làm sạch tự nhiên bảo vệ da tay mà lại có mức giá phải chăng không thể bỏ qua.

Cùng với thành phần thiên nhiên, Homey còn có công thức cân bằng độ pH, không chứa Paraben gây hại và chứa chất tẩy rửa SLES (Sodium Lauryl Ether Sulfate) được chiết xuất từ dầu cọ, không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giảm thiểu sự kích ứng da tay, an toàn hơn so với hoạt chất công nghiệp SLES trên thị trường. Sự kết hợp này tạo ra một sản phẩm làm sạch chén bát mềm dịu với da tay, không làm khô hay gây kích ứng cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

Bật mí 5 cách tự làm nước rửa chén sinh học tại nhà

>>>>>Xem thêm: Viên kích trắng Alpha Arbutin có hại không?

Nước rửa chén Homey vừa rửa sạch chén bát vừa khử mùi hiệu quả mà cực kỳ an toàn cho da tay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *