Viêm tai ngoài ở trẻ: Nhận biết và điều trị

So với viêm tai giữa, viêm tai ngoài (VTN) không phổ biến bằng. Bởi thế, khi xuất hiện ở trẻ, bệnh lý này có thể khiến bố mẹ bối rối và có những xử trí chưa thật sự đúng đắn. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ dấu hiệu nhận biết và cách điều trị VTN ở trẻ. Nếu đây là những vấn đề bố mẹ còn mù mờ, đọc ngay bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Viêm tai ngoài ở trẻ: Nhận biết và điều trị

1. Trẻ viêm tai ngoài thường có những dấu hiệu nhận biết nào?

VTN là tình trạng nhiễm trùng da và mô mềm xung quanh tai ngoài. Dấu hiệu của VTN ở trẻ thường bao gồm: Đau tai (đặc biệt là khi bố mẹ sờ/chạm vào tai), ngứa tai, sưng và căng tức tai; tai chảy mủ; nếu phát sinh do nấm, khu vực tai ngoài có thể xuất hiện một lớp vảy trắng hoặc vàng; trẻ trở nên nhạy cảm với âm thanh, thường tránh né các khu vực nhiều tiếng ồn hoặc tránh né các tình huống mà tiếng ồn có thể phát sinh.

Viêm tai ngoài ở trẻ: Nhận biết và điều trị

Đau tai là một dấu hiệu phổ biến của viêm tai ngoài.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai ngoài là gì?

Vi khuẩn và nấm là hai nguyên nhân chủ yếu gây VTN. Khi trẻ có một hoặc nhiều yếu tố sau, vi khuẩn và nấm dễ xâm nhập và gây nhiễm trùng tai ngoài hơn so với bình thường:

– Tai tăng tiết dầu

– Chấn thương vật lý như các vết xước da, các vết rách da…

– Tiếp xúc với nước bẩn từ bể bơi, sông, suối, ao, hồ…

– Thường xuyên sử dụng các thiết bị làm giảm khả năng thoát hơi của tai như tai nghe

Ngoài vi khuẩn và nấm, các dị nguyên như bụi, phấn hoa, lông động vật, thực phẩm… cũng có thể gây VTN ở những trẻ có cơ địa dị ứng.

3. Viêm tai ngoài có nguy hiểm như viêm tai giữa không?

VTN với các triệu chứng như đau, ngứa tai… có ảnh hưởng rất tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của trẻ. Không những thế, VTN còn có thể gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là hai biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của bệnh lý này:

– Nhiễm trùng lan toả: Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng từ tai ngoài có thể lan vào tai giữa và tai trong. Tình trạng này gọi là nhiễm trùng lan tỏa.

– Mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn: Nếu nhiễm trùng lan tỏa kéo dài, các cấu trúc quan trọng của tai, như màng nhĩ và ốc tai có thể bị tổn thương nặng nề, dẫn đến mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn.

4. Thăm khám và điều trị viêm tai ngoài ra sao?

4.1. Thăm khám viêm tai ngoài cho trẻ

Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của VTN, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để trẻ được thăm khám, điều trị kịp thời, từ đó ngăn chặn sự lan tỏa của tình trạng nhiễm trùng, giảm nguy cơ biến chứng. Tương tự viêm tai giữa, hạng mục thăm khám cận lâm sàng chính thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán VTN là nội soi tai mũi họng.

Tìm hiểu thêm: Trẻ rối loạn tiêu hóa: Lời khuyên chăm sóc của chuyên gia

Viêm tai ngoài ở trẻ: Nhận biết và điều trị

Hạng mục thăm khám cận lâm sàng chính được chỉ định để chẩn đoán VTN là nội soi tai mũi họng.

4.2. Điều trị viêm tai ngoài cho trẻ

Điều trị VTN thường bao gồm hạn chế triệu chứng và ngăn chặn sự lan tỏa của nhiễm trùng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị VTN cụ thể thường được áp dụng:

– Hạn chế triệu chứng: Sử dụng Paracetamol để giảm đau. Thuốc này cũng có thể được sử dụng với mục đích hạ sốt nếu trẻ có triệu chứng này. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), đặc biệt là Ibuprofen và Ketoprofen, cần tránh sử dụng trong giảm đau do VTN vì các thuốc này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đảm bảo tai ngoài của trẻ luôn sạch sẽ. Hạn chế sử dụng bông để làm sạch tai ngoài, vì nó có thể vô tình đưa tác nhân gây bệnh từ tai ngoài vào tai giữa và làm tai giữa nhiễm trùng.

– Ngăn chặn sự lan tỏa của nhiễm trùng: Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp nhẹ dùng thuốc dạng nhỏ, trường hợp nặng dùng thuốc dạng uống.

Trẻ cần tái khám sau một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo rằng các triệu chứng VTN đã thuyên giảm và không có dấu hiệu nhiễm trùng lan tỏa.

5. Đâu là cách dự phòng hiệu quả viêm tai ngoài cho trẻ?

Dưới đây là một số biện pháp dự phòng có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi VTN:

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bị nhiễm trùng tai: Đặc biệt là khi người đó nhiễm trùng tai có mủ.

– Giữ tai trẻ sạch sẽ: Khi tắm, đeo mũ bảo vệ cho trẻ để ngăn nước tiếp xúc với tai. Sau khi tắm, lau khô tai cho trẻ.

– Không vệ sinh tai cho trẻ bằng bông ngoáy tai: Không sử dụng bông ngoáy tai để vệ sinh tai cho trẻ, vì chúng có thể làm tai tổn thương và nhiễm trùng.

– Không cho trẻ sử dụng tai nghe hay các vật dụng che chắn tai có thiết kế tương tự tai nghe: Nếu cần sử dụng, hãy chọn những loại không cản trở quá trình thoát hơi từ tai.

– Tăng cường hệ miễn dịch: Đảm bảo rằng trẻ có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Viêm tai ngoài ở trẻ: Nhận biết và điều trị

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết: Việc nên và không nên

Để dự phòng VTN, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

– Điều trị dị ứng: Nếu trẻ có cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng phấn hoa, cho trẻ thăm khám với bác sĩ để trẻ được điều trị tình trạng này.

– Thăm khám tai định kỳ: Kiểm tra sức khỏe tai định kỳ, đặc biệt là nếu trẻ thường xuyên mắc các vấn đề về tai.

Viêm tai ngoài ở trẻ có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tai, nhưng nếu được nhận biết và điều trị kịp thời, tình trạng này hoàn toàn có thể được kiểm soát hiệu quả. Cha mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu như ngứa tai, đau tai, và chảy dịch từ tai để phát hiện sớm bệnh. Việc điều trị bao gồm giữ vệ sinh tai sạch sẽ, sử dụng thuốc nhỏ tai theo chỉ dẫn của bác sĩ và tránh để nước vào tai trong thời gian điều trị. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị chuyên sâu. Sự chăm sóc đúng cách và kịp thời sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và duy trì sức khỏe tai tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *