Viêm phế quản ở trẻ: Cảnh giác nguyên nhân, điều trị đúng cách

Viêm phế quản thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp dưới rất phổ biến ở trẻ em. Khảo sát hồ sơ bệnh án các trẻ dưới 2 tuổi gặp vấn đề về đường hô hấp, có đến 85% bị viêm phế quản. Phần đa trong số này mắc bệnh do bị nhiễm virus. Bố mẹ nên cảnh giác với các triệu chứng, tìm hiểu kỹ nguyên nhân, tránh điều trị sai cách.

Bạn đang đọc: Viêm phế quản ở trẻ: Cảnh giác nguyên nhân, điều trị đúng cách

1. Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản tiếng anh là Acute Bronchitis – AB, thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp dưới, phổ biến ở trẻ em. Cụ thể, vị trí viêm nhiễm là niêm mạc phế quản lớn và phế quản trung bình. Khi virus, vi khuẩn hoặc tác nhân lý hóa tấn công vào phế quản, thành phế quản bị viêm, sưng to lên. Chất nhầy tại đây tiết ra nhiều hơn, làm cản trở quá trình hô hấp. Lúc này thùy phổi bị ảnh hưởng, chức năng phổi có thể bị suy yếu.

Trẻ bị viêm phế quản có biểu hiện khá tương đồng với khi hen suyễn. Nếu chủ quan, không khám và điều trị kịp thời, bệnh dễ lây cho những người tiếp xúc gần.

Viêm phế quản ở trẻ: Cảnh giác nguyên nhân, điều trị đúng cách

Hình ảnh ống phế quản bị viêm và ống phế quản bình thường

Dựa trên triệu chứng lâm sàng, người ta phân chia bệnh này thành các thể:

– Viêm phế quản cấp và co thắt, chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ, khi thời tiết giao mùa khiến trẻ cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp.

– Viêm phế quản mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài nhiều năm, phổ biến ở nơi có môi trường ô nhiễm.

2. Nguyên nhân, triệu chứng

2.1. Nguyên nhân viêm phế quản

Có đến 90% các trường hợp bị viêm ở phế quản dạng cấp tính do nhiễm virus (chủ yếu là virus cúm). Proteus, Escherichia coli, hay Pseudomonas, Staphylococcus aureus là những chủng virus chính được tìm ra ở trẻ mắc bệnh này. Chỉ có 10% trẻ bị viêm do nhiễm khuẩn và các tác nhân lý, hóa.

– Khi thời tiết giao mùa hoặc diễn biến thất thường, virus sẽ phát triển và lan nhanh mạnh. Trẻ bị nhiễm virus và ho, vô tình đưa virus từ cơ thể ra môi trường. Khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường có mầm bệnh, trẻ dễ dàng bị virus xâm nhập.

– Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những trường hợp trẻ bị bội nhiễm do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn… cũng dễ mắc bệnh này.

– Những đứa trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá cũng sẽ bị kích thích phế quản tăng tiết dịch đờm, gây ra bệnh.

– Những đứa trẻ có hệ miễn dịch đang bị suy yếu càng dễ bị virus tấn công.

– Tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản cũng là cho chất tiết và dịch đường tiêu hóa đi ngược dòng lên hầu họng, có thể mang theo khuẩn hại tấn công vào đường hô hấp.

2.2. Triệu chứng viêm phế quản

Ở trường hợp cấp tính, trẻ thường có các biểu hiện:

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản mãn tính ở trẻ: Những điều bố mẹ phải biết

Viêm phế quản ở trẻ: Cảnh giác nguyên nhân, điều trị đúng cách

Trẻ ho, quấy khóc do đau họng, sốt

– Ho: Trẻ ho liên tục (tần suất dày hơn về đêm và sáng sớm). Kiểu ho dạng ho khan hoặc có đờm, có thể kèm theo chảy nước mũi, đau ngực. Nếu ho nhiều có thể gây nôn trớ.

– Đau họng: Trẻ ngại ăn đồ cứng do khó nuốt, cổ họng ngứa và sưng.

– Sốt: Bé sốt từng cơn hoặc liên tục, thường là sốt cao. Tuy nhiên cũng có trường hợp bé không sốt.

– Thở khò khè: Thành phế quản sưng, dịch nhầy tiết nhiều làm lòng phế quản hẹp làm cản trở khí đi qua. Vì vậy khi thở, cơ thể trẻ phát ra tiếng khò khè.

Ngoài ra, trẻ còn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thở nhanh, khó thở.

Thông thường các biểu hiện bệnh sẽ hết sau khoảng 2 – 3 tuần. Nếu không chữa dứt điểm, dấu hiệu viêm phế quản sẽ kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến mãn tính. Bố mẹ nên cảnh giác với các biểu hiện bệnh từ sớm, cho trẻ đi khám và điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

4. Cách điều trị

Để điều trị viêm phế quản cho trẻ, trước tiên cần xác định đúng nguyên nhân. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus thì không điều trị bằng kháng sinh. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi trẻ viêm do nhiễm khuẩn gây sốt kéo dài kèm theo đờm vàng, xanh hoặc có mủ. Trường hợp bé có bệnh lý về tim, phổi, gan, thần kinh cần trao đổi rõ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng khi chưa thăm khám hoặc không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu điều trị sai cách, biểu hiện bệnh không hết mà kéo dài. Lúc này trẻ dễ bị viêm giãn phế quản hoặc viêm phổi. Trường hợp nặng, trẻ bị suy hô hấp rất nguy hiểm cho tính mạng.

Cách hỗ trợ điều trị khi nhiễm virus

– Thuốc hạ sốt: Nếu trẻ sốt cao từ 38,5 độ C, không mắc bệnh lý tim, phổi, nên dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol. Không dùng aspirin để hạ sốt cho các bé.

– Siro long đờm: Ho là phản xạ của cơ thể giúp trẻ tống dịch đờm và khuẩn hại ra ngoài. Việc ho liên tục sẽ dẫn đến tình trạng nôn nói, mất ngủ ở trẻ. Bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, sử dụng siro để hỗ trợ làm long đờm.

– Sổ mũi: Đối với tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, mẹ nên dùng thuốc kháng histamin và dược phẩm chống sung huyết ở mũi để giúp làm sạch, khô thoáng.

– Khí dung: Nếu trẻ có biểu hiện thở khò khè, bác sĩ thường chỉ dẫn thuốc khí dung để làm giãn phế quản. Bố mẹ không nên dùng thuốc uống làm giãn phế quản vì nó dễ gây tác dụng phụ.

5. Phòng bệnh cho trẻ

Để hạn chế nguy cơ bị viêm phế quản ở trẻ, bố mẹ nên thận trọng trong quá trình chăm sóc trẻ.

Viêm phế quản ở trẻ: Cảnh giác nguyên nhân, điều trị đúng cách

>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh chuẩn khoa học?

Nên tiêm vacxin để ngừa tác nhân gây viêm phế quản như vắc xin ngừa phế cầu khuẩn, cúm…

– Sử dụng điều hòa, máy hút ẩm, máy sưởi đúng cách khi thời tiết chuyển biến thất thường.

– Khi thời tiết nồm ẩm kèm theo gió, nên hạn chế mở cửa ngủ ban đêm và sáng sớm.

– Giữ quần áo trẻ khô ráo. Đối với các bé bị chảy dãi nhiều, bố mẹ cần chú ý đeo yếm, lau khô cổ, ngực cho trẻ.

– Chú ý vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày của bé.

– Nếu trẻ bị vã mồ hôi lưng, cần lau khô.

– Duy trì thói quen đeo khẩu trang cho trẻ khi ở nơi đông người.

– Nếu người nhà bị hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, chú ý sát khuẩn thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với trẻ.

– Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ hàng ngày.

– Giúp trẻ vận động thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng để tăng đề kháng.

– Cho trẻ tiêm các loại vacxin phòng cúm và phế cầu khuẩn.

Kết luận: Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý hô hấp cần được cảnh giác và điều trị đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, và cách xử lý bệnh sẽ giúp bố mẹ chăm sóc con tốt hơn và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng. Đừng ngần ngại tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *