Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ do virus Varicella Zoster (VZV) xâm nhập vào đường hô hấp gây nên. Ở nước ta, bệnh này có thể xuất hiện quanh năm, trong đó, giai đoạn giao mùa Xuân – Hè thường là cao điểm. Nếu không biết cách điều trị và phòng ngừa lây lan, VZV sẽ nhanh chóng bùng phát thành ổ dịch.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân trẻ bị bệnh thủy đậu, cách điều trị, phòng ngừa
1. Nguyên nhân bệnh thủy đậu xuất hiện ở trẻ
1.1. Nguyên nhân chính
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh thủy đậu, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, các bé dưới 9 tháng tuổi (chưa đủ điều kiện tiêm vacxin phòng thủy đậu) rất dễ mắc. Nguyên nhân bệnh thủy đậu xuất hiện ở trẻ là do bị Varicella Zoster virus (VZV) tấn công. Virus này thuộc họ Herpesviruses, có đặc tính cấu trúc khá giống với Herpes Simplex. Cụ thể, nó có kích thước khoảng 150 – 200nm, hình khối cầu. Vỏ ngoài được cấu tạo từ lipid, bên trong là phân tử ADN dạng chuỗi đôi.
Mô phỏng hình ảnh virus VZV
Đặc điểm sinh tồn
– Virus VZV không tồn tại lâu ngoài cơ thể sống.
– Tại vảy thủy đậu, nó có thể sống được vài ngày.
– Dễ bị loại bỏ bởi thuốc sát khuẩn.
– Tại cơ thể người bệnh đã nhiễm virus VZV, nó “âm thầm tồn tại” trong thời gian dài và luôn sẵn sàng hoạt động trở lại khi có điều kiện thuận lợi. Thông thường, ở lần tái hoạt động, chúng gây ra bệnh Zona thần kinh.
Cơ chế gây bệnh
Virus VZV tấn công vào niêm mạc mũi, miệng, hầu họng, hoặc đôi khi là kết mạc mắt, đường tiêu hóa. Sau đó, chúng di chuyển âm thầm, nhanh chóng đến các cơ quan của cơ thể trong 14- 17 ngày mà gần như không có triệu chứng bệnh thủy đậu.
Sau thời gian ủ bệnh, chúng bắt đầu gây tổn thương trên da. Người bệnh có triệu chứng nổi mụn sần, ngứa ở các vùng lưng, ngực, sau đó lan dần ra toàn thân. Bên trong mụn thủy đậu chứa dịch, dịch này có xu hướng hóa mủ, căng lên, rồi thoái triển, để lại sẹo.
1.2. Con đường lây nhiễm và yếu tố tăng nguy cơ
Nếu bạn thắc mắc bệnh thủy đậu có lây không thì câu trả lời chắc chắn là có. Thậm chí, chúng có thể lan nhanh, tạo thành ổ dịch. Gần đây, trong 3 tháng đầu năm 2024, CDC Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp bị thủy đậu. Ở Yên Bái có 69 ca, trong đó 1 trường hợp tử vong được xác định bị thủy đậu, viêm phổi nặng kèm suy gan cấp.
Hình ảnh bệnh thủy đậu nổi sần trên da trẻ, bên trong có chứa dịch mủ
Trong quá trình nói chuyện, hắt hơi, ho, vô tình có những giọt bắn chứa VZV rơi vào không khí. Nếu bạn hít phải giọt bắn này, bạn sẽ nhiễm VZV. Việc tiếp xúc trực tiếp với nốt mụn hoặc dịch mủ trên cơ thể người bệnh cũng có khả năng khiến bạn bị lây nhiễm.
Bệnh thủy đậu cũng có thể truyền từ mẹ sang con nếu mẹ bầu nhiễm VZV. Khi đó, trẻ sơ sinh bị thủy đậu có thể phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đáng ngại về sức khỏe.
Việc tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu hoặc người bị zona thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm VZV.
Một số nghiên cứu cho rằng những người trong cùng gia đình rất dễ bị lây nhiễm chéo, nguy cơ lây nhiễm thậm chí cao hơn ở bệnh viện.
Ngoài ra, các yếu tố như hệ miễn dịch suy yếu, tuổi quá nhỏ hoặc quá lớn, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm VZV.
Kể từ khi nhiễm virus, biểu hiện bệnh có thể phát tác sau 1 đến 3 tuần, tùy thể trạng mỗi người. Sau đó sẽ mất thêm khoảng 1 tuần, triệu chứng mới giảm hẳn. Một số trẻ nhỏ có thể bị nổi mụn thủy đậu kéo dài 2 – 4 tuần.
2. Cách chữa bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có thể không gây biến chứng gì nếu bạn biết cách điều trị từ sớm. Theo Bộ Y tế, điều trị thủy đậu nên tập trung vào các biện pháp làm hạ sốt, giảm đau, ngứa, viêm, hỗ trợ làm lành da, giảm thời gian mắc bệnh.
Tìm hiểu thêm: Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng: Nhận biết thế nào, điều trị ra sao?
Có thể dùng paracetamol trong trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ do thủy đậu
– Nên dùng Acyclovir đường uống trong 5 – 7 ngày, bắt đầu dùng liều thứ nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi có triệu chứng. Liều lượng uống dựa theo cân nặng, độ tuổi và theo chỉ định của bác sĩ.
– Nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm hoặc có biến chứng viêm não do thủy đậu, nên ưu tiên dùng qua đường tĩnh mạch.
– Nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ít nguy cơ biến chứng thì dùng thuốc kháng virus đường uống.
– Ngoài ra có thể dùng paracetamol trong trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ, tuyệt đối tránh sử dụng Aspirin.
– Có thể chườm mát hoặc thoa kem để làm dịu vùng da tổn thương cho trẻ, dùng thuốc chống ngứa tại chỗ, thuốc sát khuẩn xanh methylen.
– Nếu trẻ có dấu hiệu biến chứng hoặc bội nhiễm, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị ngay.
Chú ý: Không dùng kem ngứa chứa Phenol cho mẹ bầu và trẻ dưới 6 tháng tuổi bị thủy đậu. Không thoa thuốc đỏ, thuốc mỡ Tetaxilin hay Penixilin lên mụn nước.
3. Cách phòng bệnh thủy đậu lây nhiễm
Để phòng ngừa thủy đậu lây lan ở trẻ, bố mẹ chú ý:
>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần biết
Nên tiêm vacxin thủy đậu cho trẻ từ khi bé đủ 9 tháng tuổi
– Chỉ cho con đi học khi đã có dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu.
– Nên cho trẻ ở phòng riêng, không tiếp xúc gần với các thành viên khỏe mạnh trong gia đình.
– Giữ trẻ ở nơi ít gió, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi tốt để giảm ma sát, tránh làm vỡ mụn nước.
– Đối với trẻ sơ sinh, nên đeo bao tay cho con, tránh để trẻ gãi làm vỡ mụn nước.
– Giặt chăn ga, gối thường xuyên và sát khuẩn bề mặt căn phòng bằng dung dịch sát khuẩn.
– Cho trẻ dùng thuốc điều trị thủy đậu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với trẻ chưa nhiễm VZV, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay sát khuẩn thường xuyên. Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang và chú ý vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vacxin thủy đậu ngay khi trẻ đủ tuổi. Các nghiên cứu cho thấy 88 – 98% trẻ nhỏ và người lớn tiêm đủ 2 mũi vacxin phòng bệnh thủy đậu có khả năng ngừa virus hiệu quả nhất. 10% còn lại có nguy cơ bị thủy đậu sau tiêm nhưng biểu hiện rất nhẹ và hầu như không bị biến chứng. Từ 9 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ đến Phòng tiêm chủng CAREUP.VN để chích ngừa.