Trẻ nhỏ bị cảm lạnh và những điều cha mẹ cần biết

Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra và rất thường gặp ở trẻ em do sức đề kháng yếu. Trẻ nhỏ bị cảm lạnh sẽ gặp những triệu chứng rất khó chịu như ho, hắt hơi, chảy nước mũi,… khiến cho khả năng vận động, học tập của trẻ bị ảnh hưởng nhiều. Nếu cha mẹ không chú ý chăm sóc, trẻ có thể gặp những biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi.

Bạn đang đọc: Trẻ nhỏ bị cảm lạnh và những điều cha mẹ cần biết

1. Cảm lạnh ở trẻ nhỏ có khác gì với người lớn?

Có rất nhiều loại virus có thể gây cảm lạnh cho trẻ (theo thống kê là hơn 200 loại), nhưng đa phần nguyên nhân chính là do rhinovirus. Cảm lạnh do virus gây ra nên không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Cách để loại bỏ bệnh là chăm sóc trẻ để giảm các triệu chứng dần dần giúp trẻ tự hồi phục. Thông thường trẻ khỏe mạnh bị cảm lạnh sẽ không đáng lo, trừ những trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ bị suy giảm miễn dịch thì cần phải được lưu ý. Cảm lạnh có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày rồi tự khỏi mà không cần điều trị.

Trẻ nhỏ bị cảm lạnh và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện rất dễ bị cảm lạnh

Trẻ dưới 1 tuổi có thể bị cảm lạnh từ 8 đến 10 lần mỗi năm cho đến năm 2 tuổi thì số lần bị cảm sẽ giảm dần đi nếu chưa đi học. Với những trẻ đã đi học mẫu giáo thì số lần bị nhiễm cảm lạnh sẽ có thể tăng lên 12 lần/năm. Thiếu niên và người trưởng thành thì chỉ bị cảm khoảng từ 2 đến 4 lần mỗi năm.

Thời gian trẻ hay bị cảm nhất là từ tháng 9 đến tháng 4 do thời tiết lạnh, thay đổi thất thường, mưa nhiều và độ ẩm cao.

2. Trẻ em khi bị cảm lạnh có những biểu hiện và biến chứng gì?

2.1. Biểu hiện trẻ nhỏ bị cảm lạnh

Những dấu hiệu ban đầu cho thấy trẻ có thể đang bị cảm lạnh đó là: trẻ cảm thấy mệt mỏi, đau họng, sổ mũi, ho. Mũi là nơi có triệu chứng đầu tiên khi chảy nhiều dịch mũi. Những dịch này chảy xuống họng khiến cho họng bắt đầu bị đau.

Nếu bệnh trở nên nặng hơn, ở trẻ sẽ có những biểu hiện là:
– Chảy nhiều nước mũi hơn
– Nước mắt chảy liên tục
– Hắt xì
– Mệt mỏi
– Sốt
– Ho
– Đau họng

Không chỉ có những dấu hiệu điển hình như trên của bệnh cảm lạnh, virus có thể làm ảnh hưởng đến xoang, họng, phế quản, tai của trẻ, thậm chí có thể là hệ tiêu hóa khiến cho những cơ quan này bị ảnh hưởng. Thời gian đầu trẻ bị cảm, dịch mũi chảy nhiều khiến trẻ có thể cảm thấy khó chịu hơn. Một thời gian nữa khi chất nhầy mũi đặc lại có thể trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn so với lúc đầu.

2.2. Khi trẻ nhỏ bị cảm lạnh có thể bị những biến chứng gì?

Virus cảm lạnh có thể lây lan sang những cơ quan khác rất nhanh chóng khiến cho trẻ bị những biến chứng như:

– Viêm tai cấp tính là một trong những biến chứng dễ xảy ra nhất khi trẻ bị cảm lạnh. Dịch mũi chảy xuống có thể tràn ra xung quanh và vào tai khiến cho tai của trẻ bị viêm.

– Khởi phát cơn hen. Khi trẻ bị cảm lạnh rất dễ khiến cho trẻ bị khò khè, khó thở do đờm mũi chảy nhiều xuống họng và lọt vào đường hô hấp. Những trẻ đã có tiền sử bệnh hen hoặc bị cơ địa dị ứng sẽ có khả năng cao bị khởi phát bệnh hen sau một đợt cảm lạnh. Phụ huynh có con bị bệnh này cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ, nhất là vào mùa lạnh.

Tìm hiểu thêm: TOP 5 thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ngon và dễ nấu

Trẻ nhỏ bị cảm lạnh và những điều cha mẹ cần biết

Bệnh có thể có biến chứng nếu không được chăm sóc cẩn thận

– Viêm họng: Biến chứng sau cảm lạnh này thường gặp ở những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị viêm họng như: đau họng, sưng đỏ amidan, xuất hiện những nốt nhỏ xung quanh vòm họng,…

– Viêm xoang: Dịch mũi đọng lâu trong mũi có thể khiến virus sinh sôi và phát triển thành viêm xoang. nhiễm trùng xoang.

– Viêm phổi: Biểu hiện của biến chứng viêm phổi là trẻ bị ớn lạnh, đổ mồ hôi, sốt cao,…Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay, tránh để biến chứng nặng hơn.

3. Khi trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ cần làm gì

Khi phát hiện con mình bị cảm lạnh, cha mẹ cần phải:

– Cho con uống nhiều nước và ăn đồ ăn lỏng, nóng ấm, không được uống nước ngọt có ga

– Cho trẻ uống chanh mật ong để giảm ho, làm dịu cổ họng

– Dùng máy phun sương làm tăng độ ẩm trong phòng hoặc máy hút ẩm để làm giảm bớt độ ẩm xuống nếu đang là mùa nồm ẩm. Nếu có điều kiện nên dùng máy lọc không khí để không khí trẻ hít thở trong lành hơn.

– Dùng nước ấm để tắm rửa cho trẻ, có thể ngâm chân bằng nước gừng vào buổi tối trước khi đi ngủ để trẻ dễ chịu hơn và làm ấm cơ thể.

– Dùng nước muối mua ở hiệu thuốc để rửa mũi, vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ.

– Để trẻ nghỉ ngơi nhiều trong một môi trường sạch sẽ, thoáng đãng, yên tĩnh, giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe hơn.

Với những trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, không có bệnh nền hoặc bệnh liên quan đến giảm miễn dịch thì không nhất thiết phải cho trẻ dùng thuốc uống. Những triệu chứng của bệnh cảm có thể thi giảm dần và biến mất khi cha mẹ chăm sóc cho trẻ đúng cách. Như vậy, cơ thể của trẻ có thể tự tạo ra kháng thể để chống lại bệnh tật, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn ở những lần nhiễm cảm lạnh sau.

Khi nào trẻ nhiễm cảm lạnh mà cần đưa đi khám ngay?

Khi cha mẹ đã chăm sóc cho trẻ đúng cách, cẩn thận nhưng những triệu chứng của trẻ không giảm dần, trẻ vẫn bị sốt, ho nhiều, mệt mỏi…thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện, phòng khám để được các bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra cách điều trị.

Trường hợp các bé mắc bệnh như hen suyễn, là một bệnh mạn tính thì khả năng cao trẻ sẽ cần được đi khám mỗi khi bị cảm lạnh.

Trẻ nhỏ bị cảm lạnh và những điều cha mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Đừng bỏ qua 4 điều này khi điều trị tiêu chảy cho bé

Nên đưa trẻ đi khám nếu không biết chính xác trẻ bị cảm lạnh hay cảm cúm

Nếu trẻ bị cảm lạnh thì hầu như không nguy hiểm và có thể tự hết. Nhưng cảm lạnh và cúm có khá nhiều triệu chứng giống nhau, khó phân biệt. Trong khi đó, bệnh cúm thường nặng và nguy hiểm hơn, ví dụ như các loại cúm A, cúm B thường có nhiều biến chứng. Vì vậy, nếu không chắc chắn trẻ đang bị cúm hay cảm lạnh thì nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác.

4. Làm sao để phòng ngừa trẻ nhỏ bị cảm lạnh

Virus gây cảm lạnh có thể lây lan từ người bệnh sang người lành và có thể tồn tại trong môi trường, vật trung gian vài tiếng đồng hồ. Vì vậy, vấn đề vệ sinh không khí, vệ sinh các vật dụng trong không gian sống của trẻ là vô cùng quan trọng. Cần thường xuyên lau dọn, xịt khử khuẩn những đồ vật mà trẻ hay chạm vào như nắm tay cầu thang, đồ chơi,…

Rửa tay cho trẻ và cho cả người thường chăm sóc trẻ như bố, mẹ, ông, bà, anh chị em của trẻ. Cha mẹ nên dạy con không được cho tay hoặc ngậm các đồ vật vào mồm.

Khi trẻ bị bệnh không nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều người để tránh bệnh lây lan sang cho người khác, cho trẻ khác.

Khi trẻ hắt hơi, cha mẹ cần dạy trẻ nên che miệng hoặc dùng khăn giấy che rồi rửa tay sạch sẽ nhằm loại bỏ vi khuẩn.

Khi trẻ nhỏ bị cảm lạnh, việc nắm rõ các thông tin cơ bản và các biện pháp chăm sóc là rất quan trọng để giúp bé nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng. Cảm lạnh thường biểu hiện qua triệu chứng như sổ mũi, ho, và sốt nhẹ. Để hỗ trợ điều trị, cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, cung cấp đủ nước và giữ ấm cho cơ thể bé. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và áp dụng các biện pháp tại nhà như làm ẩm không khí và vệ sinh cá nhân sẽ giúp giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và tìm kiếm sự tư vấn y tế khi các triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng để bảo vệ sức khỏe của bé tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *