Trẻ em biếng ăn: Cách cải thiện chuyên gia khuyên bố mẹ áp dụng

Trẻ em biếng ăn có thể nói là một trong những vấn đề khiến phụ huynh đau đầu nhất. Trẻ có thể biếng ăn do nhiều nguyên nhân; mỗi nguyên nhân đòi hỏi một cách khắc phục khác nhau. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ nguyên nhân cũng như cách khắc phục chi tiết tình trạng này ở trẻ. Nếu đang gặp vấn đề tương tự, đọc bài viết ngay bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ em biếng ăn: Cách cải thiện chuyên gia khuyên bố mẹ áp dụng

1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ em biếng ăn

Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất hoàn toàn cảm giác thèm ăn. Tình trạng này thường đi kèm hiện tượng giảm ăn, dẫn đến vấn đề chung là cơ thể thiếu năng lượng, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể nhận biết thông qua hai nhóm biểu hiện chính như sau:

– Trẻ từ chối ăn/bú: Khi mẹ cho ăn, trẻ quay mặt đi chỗ khác, ngậm miệng, ngậm thức ăn, phun thức ăn, buồn nôn và nôn khi ăn… Tất cả những hành vi từ chối ăn/bú đó của trẻ làm cho bữa ăn kéo dài hơn bình thường (trên 30 phút).

– Trẻ ăn/bú giảm: Trẻ ăn/bú ít hơn so với trẻ bình thường hoặc so với trẻ trước đó.

Trẻ em biếng ăn: Cách cải thiện chuyên gia khuyên bố mẹ áp dụng

Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất hoàn toàn cảm giác thèm ăn.

2. Nguyên nhân khiến tình trạng biếng ăn phát sinh ở trẻ

Như đã chia sẻ phía trên, trẻ có thể biếng ăn do rất nhiều nguyên nhân, như biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn do dinh dưỡng không phù hợp.

2.1. Trẻ em biếng ăn do dinh dưỡng không phù hợp

– Chuyển đổi chế độ ăn quá sớm hoặc quá muộn, ví dụ như trẻ đến tuổi ăn cơm mà bố mẹ vẫn cho ăn cháo.

– Chế độ ăn không đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng.

– Trẻ chọn lọc thức ăn, ví dụ như không ăn rau, không ăn thịt cá chỉ ăn nước thịt nước cá…

2.2. Trẻ em biếng ăn do bệnh lý

– Trẻ đang có bệnh lý nhiễm trùng: Trẻ có thể biếng ăn do nhiễm trùng cấp như viêm đường hô hấp cấp… hoặc nhiễm trùng tiềm tàng như lao sơ nhiễm… hoặc nhiễm siêu vi trùng như sởi, quai bị…

– Trẻ đang có vấn đề tiêu hóa: Một số vấn đề tiêu hóa phổ biến có thể khiến trẻ biếng ăn là rối loạn tiêu hóa, viêm loét thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, hoạt tính các enzyme tiêu hóa yếu hoặc suy giảm…

– Trẻ đang có bệnh lý nội tiết: Các bệnh lý nội tiết như hội chứng cushing, cường tuyến phó giáp, suy vỏ thượng thận… có thể gây biếng ăn ở trẻ.

– Trẻ đang có bệnh lý toàn thân như suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tự miễn… cũng thường biếng ăn.

– Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng: Thiếu các vi chất dinh dưỡng như Vitamin C, Vitamin B1, kẽm, sắt… là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn không thể bỏ qua.

– Trẻ ngộ độc: Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể phát sinh do vàng da, ngộ độc thuốc, lệ thuộc glucocorticoid, lạm dụng Vitamin và khoáng chất, ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc chì…

Tìm hiểu thêm: Bé bị cảm cúm uống Tiffy và những điều cần đặc biệt lưu ý

Trẻ em biếng ăn: Cách cải thiện chuyên gia khuyên bố mẹ áp dụng

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn không thể bỏ qua là thiếu các vi chất dinh dưỡng như Vitamin C, Vitamin B1, kẽm, sắt…

2.3. Trẻ em biếng ăn do tâm lý

– Thay đổi môi trường sống và thói quen sinh hoạt: Trẻ mới đi lớp hoặc mới chuyển trường, trẻ mới chuyển nhà…, nói chung là trẻ mới tiếp nhận một thay đổi trong môi trường sống, trong thói quen sinh hoạt, khả năng cao là sẽ biếng ăn.

– Căng thẳng gia đình: Mối quan hệ thiếu hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

– Bố mẹ thúc ép ăn: Bị thúc ép ăn cũng khiến trẻ lo lắng, căng thẳng, dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn, giảm ăn…

2.4. Trẻ em biếng ăn do sinh lý

Biếng ăn do sinh lý thường là biếng ăn thoáng qua, có thể tự biến mất. Nguyên nhân biếng ăn này được chẩn đoán sau khi các nguyên nhân trên đã được loại trừ. Vấn đề sinh lý có thể khiến trẻ biếng ăn phổ biến nhất là mọc răng.

3. Thông tin cơ bản về cách cải thiện tình trạng trẻ em biếng ăn

Trẻ biếng ăn do các nguyên nhân khác nhau cần cải thiện bằng các phương pháp khác nhau. Theo đó, khi có dấu hiệu biếng ăn đã được liệt kê trong mục 1 bài viết này, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám với chuyên gia dinh dưỡng, để trẻ được chẩn đoán nguyên nhân biếng ăn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Thông thường, nếu:

– Trẻ biếng ăn do dinh dưỡng chưa phù hợp: Bác sĩ sẽ tư vấn chế độ chi tiết phù hợp với từng vấn đề dinh dưỡng của trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn. Một số lưu ý chung về chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn của trẻ bố mẹ nên thực hiện là: Thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng; chế biến thực phẩm hợp khẩu vị; phân bổ đều giờ ăn trong ngày (khoảng cách các bữa ăn không quá dài, không quá ngắn) và cho trẻ ăn vào giờ cố định đã phân bổ.

– Trẻ biếng ăn do bệnh lý nhiễm trùng, vấn đề tiêu hóa, bệnh lý nội tiết, bệnh lý toàn thân…: Để cải thiện tình trạng biếng ăn, các bệnh lý này cần được điều trị dứt điểm hoặc ít nhất là kiểm soát chặt chẽ.

– Trẻ biếng ăn do thiếu vi chất dinh dưỡng: Trẻ được bác sĩ dinh dưỡng kê đơn bổ sung vi chất và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng biếng ăn.

– Trẻ ngộ độc: Để cải thiện tình trạng biếng ăn, trẻ ngộ độc cần uống/ truyền thuốc thải độc.

– Trẻ biếng ăn do tâm lý: Bố mẹ cần tạo không khí thoải mái trong gia đình, đặc biệt là trong ăn uống. Tăng cường tiếp xúc với trẻ. Quan tâm trẻ nhưng không nuông chiều. Khuyến khích trẻ ăn nhưng không thúc ép… Trẻ mới đi lớp, mới chuyển trường, mới chuyển nhà… nói chung là mới tiếp nhận thay đổi trong môi trường sống, trong thói quen sinh hoạt, bố mẹ cần tăng cường trò chuyện với trẻ, tạo điều kiện để trẻ được giải tỏa tâm lý hoang mang, lo lắng, căng thẳng…

Trẻ em biếng ăn: Cách cải thiện chuyên gia khuyên bố mẹ áp dụng

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản được không?

Tăng cường tiếp xúc với trẻ.

Kết luận: Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ em là một quá trình cần sự kiên nhẫn và áp dụng các phương pháp đúng cách. Các khuyến cáo từ chuyên gia về việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, tạo môi trường ăn uống tích cực và khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp trẻ dần cải thiện tình trạng biếng ăn. Bố mẹ nên theo dõi sát sao sự tiến triển của trẻ và điều chỉnh phương pháp chăm sóc phù hợp. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được sự tư vấn chính xác và hiệu quả nhất. Chủ động và đồng hành cùng trẻ trong quá trình cải thiện sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của trẻ.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *