Thủy đậu là căn bệnh phổ biến ở trẻ, có thể nguy hiểm với tính mạng nếu diễn tiến nặng. Với tốc độ lây lan “chóng mặt” và khả năng biến gây chứng cao, nó có khả năng đe dọa sức khỏe của trẻ dưới 5 tuổi. Tìm hiểu 4+ câu hỏi về bệnh từ sớm sẽ giúp bố mẹ biết cách phòng ngừa, chăm sóc, hỗ trợ điều trị tốt hơn khi trẻ bị thủy đậu.
Bạn đang đọc: Trẻ bị thủy đậu: Top 4+ câu hỏi bố mẹ nên quan tâm nhiều nhất
1. Các dấu hiệu trẻ bị thủy đậu dễ thấy là gì?
Thủy đậu (còn gọi là phỏng rạ, trái rạ) do virus Varicella Zoster gây nên. Tuy được coi là bệnh lành tính nhưng nếu chuyển sang giai đoạn biến chứng, bệnh có thể gây viêm phổi, thủy đậu xuất huyết, viêm da và một số bệnh về thần kinh, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ. Thủy đậu có thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần sau đó mới phát ban. Bố mẹ có thể nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị thủy đậu như sau:
Trẻ bị thủy đậu thường mệt mỏi, sốt cao, bỏ ăn và phát ban
– Mệt mỏi, ít vận động hơn: Đây là dấu hiệu đầu tiên ở trẻ mà bố mẹ có thể nhận thấy.
– Sốt: Bé thường sốt cao từ 38 – 39 độ C từ trước khi phát ban 1 – 2 ngày. Thông thường sốt do thủy đậu thường kèm theo đau đầu. Thời gian sốt có thể kéo dài đến 3 ngày liền. Trường hợp nặng thân nhiệt trên 39 độ, bé khó thở, co giật, bố mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay.
– Phát ban, mọc mụn nước: Quan sát trên da bé có mụn nước nổi lên đầu tiên ở mặt, chân tay, sau đó lan ra toàn thân trong 12 – 24 giờ. Các mụn nước (nốt phỏng rạ) có xu hướng căng lên và gây ngứa, số lượng nốt mụn có thể lên đến hàng trăm. Dịch nước hóa mủ đục và tự động vỡ rồi khô, đóng vảy, tróc ra sau 7 – 10 ngày. Cuối cùng để lại sẹo.
– Trong thời gian này, các cơ, khớp của trẻ cũng bị đau nhẹ hoặc nặng. Một số trẻ có thể cảm thấy nhức mỏi toàn thân.
– Thủy đậu cũng khiến trẻ ho, chảy nước mũi nhiều ngày, kèm theo biểu hiện chán ăn, bỏ ăn.
2. Thủy đậu lây nhiễm thế nào? Tính chất nguy hiểm
Ở trẻ sơ sinh, có 2 con đường lây nhiễm thủy đậu chính bố mẹ cần biết. Con đường thứ nhất là lây từ mẹ sang con. Khi mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu, virus gây bệnh có thể truyền sang thai nhi.
– Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, virus gây bệnh thủy đậu có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc khiến trẻ mắc thủy đậu bẩm sinh (có 0,4 – 2% nguy cơ), kèm theo các dị tật như bại não, não úng thủy, đục thủy tinh thể, teo chi, đầu nhỏ, teo thần kinh thị giác…. Ngay khi ra đời, trong cơ thể bé đã có mầm bệnh.
– Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ có nguy cơ nhiễm trùng da, viêm màng não, viêm dây thần kinh, nhiễm khuẩn huyết, viêm hạch lympho hoặc zona thần kinh, hội chứng Reye…
Tìm hiểu thêm: Nên và không nên làm khi trẻ mắc sốt xuất huyết
Thủy đậu có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, chị em nên tiêm phòng từ sớm
Con đường lây nhiễm thứ hai là qua tiếp xúc. Đa phần các bé mắc thủy đậu do lây nhiễm trực tiếp khi hít phải giọt bắn có chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc do chạm vào dịch mủ trong mụn nước trên da người bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu mẹ cho con bú nhiễm thủy đậu, nên cách ly với con đến khi khỏi hẳn. Đối với trẻ đã đi lớp, nên nghỉ học đến khi hết triệu chứng để hạn chế lây lan. Ngoài ra, trong thời gian mắc bệnh, cần hạn chế đưa bé đến nơi đông người, hoặc đeo khẩu trang cho bé khi ra đường.
3. Trẻ bị thủy đậu bao lâu thì khỏi hẳn, cách chăm sóc thế nào?
3.1. Bệnh thủy đậu kéo dàu bao lâu?
Bệnh thủy đậu ở trẻ phát triển qua 4 giai đoạn (ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, bình phục). Trong đó, giai đoạn ủ bệnh kéo dài 1 – 2 tuần, hầu như không có triệu chứng. Từ khi bệnh khởi phát cho đến lúc thoái bệnh thường kéo dài 7 – 10 ngày nữa. Nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu, biểu hiện bệnh có thể kéo dài trên 2 tuần mới khỏi hẳn.
Những trường hợp không được chăm sóc, điều trị đúng cách, trẻ có nguy cơ bị bội nhiễm, biến chứng, gây hậu quả khó lường. Bố mẹ cần lưu ý, khi đã hết triệu chứng bệnh, virus Varicella Zoster vẫn tiếp tục âm thầm tồn tại trong cơ thể trẻ. Khi gặp các yếu tố thuận lợi, chúng sẽ hoạt động trở lại và gây ra biến chứng Zona thần kinh. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ thật tốt để loại bỏ triệu chứng sớm. Đồng thời thường xuyên giúp trẻ cải thiện hệ miễn dịch để ngừa virus tái hoạt động.
3.2. Chăm sóc trẻ bị thủy đậu thế nào hiệu quả, khoa học?
Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc trẻ khi điều trị thủy đậu các mẹ quan tâm. Chẳng hạn như bị thủy đậu có tắm được không, cần kiêng gió không, ăn gì và kiêng gì… Bố mẹ lưu ý:
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin cơ bản
Trẻ bị thủy đậu nên ăn hoa quả gì? Nên bổ sung nhóm trái cây giàu vitamin C
– Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi, bố mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho con bằng nước ấm, sạch hàng ngày.
– Việc tiếp xúc với gió không ảnh hưởng đến bệnh, tuy nhiên mẹ chỉ nên bật quạt hoặc điều hòa vừa đủ để giúp trẻ bớt mồ hôi, tạo không khí thoáng mát.
– Xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ, trong đó hạn chế những đồ chiên rán, thực phẩm cay, đồ ăn chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe.
– Trẻ bị thủy đậu nên ăn hoa quả gì cải thiện triệu chứng hiệu quả? Những loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, xoài, dâu tây đều giúp trẻ tăng sức đề kháng đều tốt cho trẻ.
– Để hạn chế lây lan bệnh cho người khác, nên cách ly trẻ tại phòng riêng, khử trùng đồ dùng thật kỹ.
– Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng thủy đậu cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
“Kết luận: Khi trẻ bị thủy đậu, việc nắm rõ các câu hỏi quan trọng và nhận được giải đáp chính xác sẽ giúp bố mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn và ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn. Từ các biện pháp điều trị đến cách phòng ngừa lây lan, mỗi chi tiết đều góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời.”