Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là tình huống rất dễ gặp phải trong đời sống. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp ở các bé bị rối loạn tiêu hóa nhé.

1. Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do đâu?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

Uống quá nhiều kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Khi bị rối loạn tiêu hóa, cơ vòng trong hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị co thắt một cách bất thường, gây ra cơn đau và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

– Trẻ có sức đề kháng yếu: việc trẻ sở hữu hệ thống miễn dịch yếu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus gây rối loạn tiêu hóa.

– Sử dụng quá nhiều kháng sinh: việc trẻ phải sử dụng quá nhiều kháng sinh có thể tác động đến hệ vi khuẩn trong đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa.

– Chế độ dinh dưỡng không cân đối: khi trẻ được cung cấp chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất xơ, hoặc giàu đường và chất béo có thể tạo điều kiện cho các vấn đề tiêu hóa.

– Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học: trẻ em nếu được ăn uống không đều đặn, có chế độ sinh hoạt ít vận động hay phải sống trong môi trường nhiều ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây nên các vấn đề về tiêu hóa.

– Biến chứng của các bệnh lý khác: nhiều trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do tác động từ các bệnh lý khác bé đang mắc phải như: viêm ruột, viêm dạ dày, viêm mũi họng, viêm phế quản…

Ngoài ra, một số trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa do xuất phát từ yếu tố gen được kế thừa từ gia đình.

2. 6 Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

Đau bụng là triệu chứng đặc trưng thường gặp ở trẻ rối loạn tiêu hóa

Trẻ gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường. Phụ huynh có thể dựa vào những triệu chứng này để nghi ngờ nguy cơ bé bị mắc bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh cho con kịp thời. 6 triệu chứng ban đầu rất thường gặp ở bé bị rối loạn tiêu hóa gồm:

– Táo bón: triệu chứng thường gặp ở những trẻ hay ăn các thực phẩm cứng và khó tiêu. Khi xảy ra táo bón, việc đi đại tiện của trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, gây cảm giác đau và khó chịu. Hơn thế, vấn đề này còn khiến trẻ bị tác động tâm lý một cách tiêu cực, cảm thấy rất sợ mỗi khi đi vệ sinh, mệt mỏi, chán ăn bỏ bữa…

– Nôn trớ: triệu chứng hay gặp phải ở đối tượng trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Theo đó, nôn có thể là phản ứng giúp đẩy các chất trong dạ dày qua đường miệng của trẻ; trớ là phản xạ thường thấy khi trẻ ăn quá no, sữa bị trào ra khỏi miệng mỗi khi bé rướn người hay bị thay đổi tư thế đột ngột. Tuy nhiên, triệu chứng này là hiện tượng sinh lý rất bình thường, phụ huynh không cần quá lo lắng. Khi trẻ lớn hơn, triệu chứng này sẽ dần biến mất.

– Đau bụng: triệu chứng rất thường xảy ra khi trẻ em bị rối loạn tiêu hóa. Tùy trường hợp, bé có thể bị đau nhẹ hoặc thậm chí đau quằn quại. Cơn đau có thể diễn ra ở vùng bụng dưới bên trái hoặc ở những vị trí khác.

– Đi ngoài phân sống: thường xảy ra khi hệ tiêu hóa của bé bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Cụ thể hơn, khi hại khuẩn tăng cao, quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và loại bỏ cặn bã ra bên ngoài sẽ bị tối loạn. Hệ quả khiến trẻ đi ngoài phân sống do thức ăn đã không được tiêu hóa tốt.

– Đi ngoài phân nát: là một trong những triệu chứng khá điển hình ở bé bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân thường do hệ tiêu hóa của bé gặp vấn đề, thức ăn không được tiêu hóa tốt nên dẫn đến tình trạng phân nát.

– Đầy hơi: trẻ có thể gặp phải triệu chứng này khi bị rối loạn chuyển hóa tinh bột hoặc do sự lên men của những vi sinh vật. Triệu chứng đầy hơi thường đi kèm với các triệu chứng như bụng trướng to hay sình bụng.

Ngoài ra, trẻ rối loạn tiêu hóa còn có thể gặp phải các triệu chứng khắc như: đắng miệng, ợ chua, hôi miệng…

3. Hướng dẫn xử trí đúng cách cho trẻ nghi mắc rối loạn tiêu hóa

Bé bị rối loạn tiêu hóa có thể được khắc phục hoàn hoàn khi được điều trị kịp thời. Do đó, khi trẻ xuất hiện những triệu chứng nghi mắc rối loạn tiêu hóa, phụ huynh cần xử trí đúng cách.

3.1. Cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa đi khám và điều trị theo phác đồ từ bác sĩ

Khi trẻ xuất hiện triệu chứng nghi mắc rối loạn tiêu hóa, nhiều phụ huynh đã tìm tới hiệu thuốc để tự mua thuốc điều trị cho con. Tuy nhiên, cách xử trí này được khuyến cáo là không nên vì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe của trẻ. Trường hợp mua thuốc điều trị không đúng, bệnh của trẻ chẳng những không khỏi còn có thể diễn tiến nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị. Do đó, cách tốt nhất phụ huynh nên cho con đi khám tại cơ sở y tế uy tín và điều trị theo phác đồ được chỉ định từ bác sĩ.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

Trẻ nghi rối loạn tiêu hóa nên đi khám để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp

Lưu ý rằng, không phải trẻ rối loạn tiêu hóa nào cũng cần điều trị với thuốc kháng sinh. Bởi thuốc này chỉ có tác dụng khi bé rối loạn tiêu hóa xảy ra nhiễm trùng với vi khuẩn. Trẻ mắc rối loạn tiêu hóa cũng cần được tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc điều trị để tránh những tác động xấu có thể xảy ra khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị tại nhà, phụ huynh chớ chủ quan nếu trẻ có những triệu chứng bất thường như: bé sốt cao nhưng không đáp ứng thuốc hạ sốt, đi ngoài ra máu, tiêu chảy dẫn đến mất nước nhiều… Cách xử trí đúng đắn khi này là cần cho con nhập viện ngay để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời, ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng nặng.

3.2. Kết hợp bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa, không ít phụ huynh đã áp dụng chế độ kiêng cữ quá mức nhiều loại thực phẩm. Hệ quả có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Do đó, phụ huynh chỉ nên cho bé kiêng ăn các thực phẩm được chỉ định từ bác sĩ và hạn chế các thức ăn nhanh, có chất bảo quản như: thịt hộp, xúc xích, pizza, hamburger… Thay vào đó, bố mẹ nên ưu tiên cho bé ăn các thực phẩm như: chuối, táo, tinh bột, rau xanh, thịt gà, sữa chua… Các bữa ăn cũng nên đầy đủ 4 nhóm chất (tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất) và ưu tiên chế biến dạng lỏng để con dễ ăn hơn.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, và khó tiêu sẽ giúp cha mẹ nhận diện sớm và can thiệp kịp thời. Việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối, vệ sinh an toàn thực phẩm, và theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên là những biện pháp quan trọng để phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *