TOP 5 thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ngon và dễ nấu

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có thể là hệ quả của việc mắc các bệnh nhiễm trùng hay được nuôi dưỡng với chế độ dinh dưỡng kém, hoặc do cả hai. Điều này đã được khẳng định ở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Do đó, để ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ, bố mẹ hãy chú ý cân đối thực đơn cho con đầy đủ dưỡng chất, chế biến thơm ngon, hấp dẫn. Bố mẹ cũng có thể tham khảo ngay 10 thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi vừa ngon lại dễ nấu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: TOP 5 thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ngon và dễ nấu

1. Những điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi là do bị thiếu hụt vitamin D. Thực tế này khiến cơ thể bé khó hấp thụ và chuyển hóa canxi, phốt pho – hai chất đóng vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển xương. Hệ quả gây ra tình trạng cơ thể bé bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Hầu hết trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn đầu đều không có biểu hiện rõ ràng. Bố mẹ chỉ có thể phát hiện hoặc nghi con bị suy dinh dưỡng qua chỉ số cân nặng.

TOP 5 thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ngon và dễ nấu

Trẻ nên được khám dinh dưỡng định kì để đảm bảo phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần

Khi thấy trẻ gặp tình trạng không tăng cân trong 2-3 tháng, bố mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con. Các bữa ăn của bé nên được bổ sung nhiều vitamin D  và đầy đủ các nhóm chất khác để cơ thể bé được phát triển toàn diện. Bố mẹ cũng nên lưu ý những điều sau khi xây dựng thực đơn hằng ngày cho bé suy dinh dưỡng, cơ thể thấp còi:

– Ưu tiên cho bé dùng các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, sữa, bơ, gan cá, cá biển hay các chế phẩm từ sữa.

– Cho bé dùng thêm các sản phẩm dinh dưỡng giàu vitamin D như bánh ăn dặm hay bột dinh dưỡng.

– Thêm dầu ăn hay mỡ vào các thức ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thụ vitamin D hơn.

– Cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp bổ sung thêm các vi chất như canxi, sắt, kẽm… Đây đều là các chất hỗ trợ bé tăng trưởng chiều cao và nuôi dưỡng hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, hấp thu tốt.

– Trường hợp trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách chăm chút tốt cho các bữa ăn của mình. Lý do là vì các đồ mẹ ăn sẽ theo vào sữa để nuôi bé.

2. 5 thực đơn dành cho bé suy dinh dưỡng thấp còi

Nếu bố mẹ phân vân thực đơn cho bé còi xương chậm lớn ngon, bổ lại dễ nấu thì đừng bỏ qua 5 món dưới đây:

2.1. Cháo chim cút

Tìm hiểu thêm: Thủy đậu ở trẻ sơ sinh: dấu hiệu và cách điều trị

TOP 5 thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ngon và dễ nấu

Cháo chim cút cho bé thấp còi, chậm lớn

Cháo chim cút là một trong những món ăn vừa ngon lại vừa giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ. Trong cháo chim cút chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như: protein, vitamin B, chất béo, sắt, kẽm…

Để nấu thành công món cháo chim cút thơm ngon, bổ dưỡng, bố mẹ hãy chuẩn bị các nguyên liệu gồm: gạo tẻ (20g), gạo nếp (10g), chim cút (1 con), đậu xanh (10g), vỏ quýt khô (30g) và các gia vị cần thiết (hạt nêm, dầu ăn…)

Bố mẹ hãy chế biến món cháo chim cút lần lượt theo các bước sau:

– Chim cút làm sạch, chỉ lấy phần thân để nấu cháo;

– Vỏ quýt xay thành bột;

– Lấy gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh vo sạch, để ráo nước rồi nhồi hỗn hợp này vào bụng chim cút;

– Cho chim cút vào nồi, thêm nước vừa đủ và bắt đầu nấu cháo.

– Nấu hầm cho đến chi cháo nhừ, thịt gà rất mềm, nêm gia vị vừa đủ là đã có thể múc ra cho bé ăn được.

2.2. Cháo ếch

Cháo ếch là một trong những món ngon, giàu dinh dưỡng và được rất nhiều phụ huynh lựa chọn để nấu cho trẻ còi xương, chậm lớn. Thịt ếch cung cấp rất nhiều dưỡng chất như protein, selen, vitamin B1, sắt, kẽm, kali, riboflavin, niacin… Nhờ đó, trẻ có thể cải thiện tình trạng biếng ăn rõ rệt nhờ món cháo này.

Để nấu được món cháo ếch, bố mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: ếch (1 con), gạo tẻ (20g), cà rốt (30g), các gia vị cần thiết để nêm vào cháo cho thơm ngon vừa vị (dầu ăn, hạt nêm…)

Các bước thực hiện nấu cháo ếch như sau:

– Ếch mang rửa sạch, bỏ đầu, nội tạng và chân.

– Cà rốt rửa sạch rồi thái hạt lựu;

– Gạo vo sạch, cho ếch vào, thêm nước vừa đủ và nấu cháo.

– Khi cháo sôi, thêm cà rốt vào và hầm với lửa nhỏ tới khi cháo nhừ là đã có thể cho trẻ ăn được.

Bố mẹ chỉ nên cho bé ăn một bữa cháo ếch một ngày để con không bị ngán. Chỉ cần duy trì áp dụng trong 5-10 ngày

2.3. Cháo tim heo

Nếu trẻ có biểu hiện thấp còi, chậm lớn, bố mẹ có thể cho con ăn cháo tim heo. Trong tim heo có chứa rất nhiều dinh dưỡng như: vitamin B1, B2, C sắt, kẽm, chất béo, protein… giúp trẻ tăng cường cơ bắp, chóng lớn và cải thiện hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cháo tim heo gồm: tim heo (100g), gạo nếp (50g), hạt cau (nửa quả), dầu ăn và các gia vị khác.

Cách thực hiện món cháo tim heo như sau:

– Tim heo rửa sạch, thái nhỏ rồi đem xào chín;

– Hạt cau giã nhỏ;

– Gạo nếp vo sạch, thêm hạt cau, thêm nước vừa đủ rồi nấu đến khi gạo nở ra thành cháo;

– Cho tim lợn vào nồi cháo, nấu đến khi cháo sôi tiếp, tắt bếp là đã có thể dùng được.

Bố mẹ có thể áp dụng cho bé ăn cháo tim heo 2 lần mỗi ngày. Thường thì sau một vài tuần duy trì, hiệu quả cải thiện cân nặng cho trẻ sẽ thấy rõ.

2.4. Cháo thịt cá lóc

TOP 5 thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ngon và dễ nấu

>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Trẻ bị còi xương là thiếu chất gì?

Cháo thịt cá lóc cho bé thấp còi, chậm lớn

Cháo cá lóc là món ăn lý tưởng bố mẹ không thể không bổ sung vào thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. Vì trong cá lóc chứa nguồn protein lý tưởng, hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào, EPA, DHA cùng rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể trẻ.

Nguyên liệu nấu món cháo cá lóc rất đơn giản: gạo nếp (20g), gạo tẻ (20g), cá lóc (300g), dầu ăn và các gia vị cần thiết.

Cách nấu cháo cá lóc như sau:

– Cá lóc làm sạch, hấp chín rồi gỡ bỏ xương, chỉ lấy phần thịt;

– Gạo nếp và tẻ cho vào nồi vo sạch, thêm nước rồi nấu cháo;

– Khi cháo đã chín nhừ thì cho thịt cá lóc vào, khuấy đều, để đến khi cháo sôi thì tắt bếp và có thể cho trẻ dùng được.

Bố mẹ nên cho bé ăn cháo khi ấm để không thấy vị tanh vốn có của cá. Hãy duy trì cho bé ăn cháo cá lóc trong 2 tuần, ngày 2 bữa để đạt được hiệu quả tăng cân, chóng lớn.

2.5. Cháo tôm

Cho tôm là món nấu vừa đơn giải lại thơm ngon, bổ sung cho bé nhiều dưỡng chất như: canxi, kẽm phốt pho và nhiều axit amin tốt cho sự phát triển xương cũng như hệ tiêu hóa của bé.

Nguyên liệu để nấu món cháo tôm chỉ cần tôm (150g), gạo tẻ (50g) và các gia vị cần thiết.

Để nấu cháo tôm, bố mẹ tiến hành các bước sau:

– Tôm làm sạch, lột vỏ, chỉ lấy phần thịt;

– Thịt tôm giã nhuyễn, gạo mang xay nhuyễn rồi trộn vào với nhau, thêm nước để nấu cháo.

– Cháo chín nhừ, thêm gia vị vừa ăn, tắt bếp là đã có thể cho bé dùng được.

Việc lựa chọn thực đơn phù hợp cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi không chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe mà còn làm cho bữa ăn trở nên ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn. Những thực đơn được giới thiệu không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết mà còn dễ dàng chuẩn bị tại nhà. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cha mẹ nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với việc theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Sự chăm sóc chu đáo và sự lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *