Thực hư: Trẻ bị viêm tai giữa do bơi lội

Nhiều bậc phụ huynh thường tỏ ra băn khoăn khi biết trẻ bị viêm tai giữa do bơi lội. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bơi lội dễ bị viêm tai giữa? Biểu hiện của viêm tai giữa do bơi lội là gì? Khi nào cần cho bé đi thăm khám? Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Thực hư: Trẻ bị viêm tai giữa do bơi lội

Cứ Ngỡ con đau tai thông thường ai ngờ… bị viêm tai giữa

Thực hư: Trẻ bị viêm tai giữa do bơi lội

Trẻ bơi lội tại các hồ bơi không đảm bảo vệ sinh có thể bị viêm tai giữa. (ảnh minh họa)

Chị N.T.T muốn “giải nhiệt” cho cô con gái 3 tuổi bằng cách cho bé đi bơi ở bể bơi thuê gần nhà. Chị T chia sẻ: “Tôi chỉ nghĩ cho bé đi bơi sẽ giúp con luyện tập thêm được một môn thể thao có ích, giúp cơ thể bé dẻo dai và đặc biệt là có thể giúp con được “giải nhiệt” trong những ngày oi bức”.

Nhưng sau 3 buổi bơi chị thấy bé N.(con gái chị T) thường xuyên kêu ù tai, khó chịu. Lo lắng sợ con bị nước chiu vào tai chưa ra hết, chị T đều lấy bông ngoáy tai cho con.

“Nhưng bé ngày càng kêu đau nhức trong tai, rồi con sốt. Lúc này tôi lo lắng, đưa con đi kiểm tra thì bác sĩ phát hiện tai con bị đỏ, sưng nề và có mủ, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm tai giữa”.

Bác sĩ có hỏi về tình trạng bệnh lý của bé trước đây, chị T cho biết: “Trước đây bé chỉ thỉnh thoảng ho, sổ mũi, khụt khịt nhưng mỗi lần như vậy tôi đều vệ sinh sạch sẽ và cho con đi khám với bác sĩ, thì bác sĩ bảo bé bị viêm họng cho uống thuốc là khỏi, chứ con không mắc vấn đề gì về tai cả. Đến khi bác sĩ hỏi gần đây bé có đi bơi ở bể bơi hay không, lúc đó tôi mới giật mình nhận ra là có. Bác sĩ đã đặt ra nghi vấn có thể con gái tôi bị viêm tai giữa do quá trình bơi lội bị nước không đảm bảo vệ sinh lọt vào tai khiến vi khuẩn gây bệnh. Lúc đó tôi mới ngỡ ngàng nhận ra”.

Vì sao trẻ bị viêm tai giữa khi bơi lội?

Tìm hiểu thêm: Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ: Toàn bộ thông tin cơ bản

Thực hư: Trẻ bị viêm tai giữa do bơi lội

Bệnh viêm tai giữa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gồm viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, … (ảnh minh họa)

Viêm tai giữa ở trẻ em nguyên nhân do vi khuẩn, một số do virus và nước ở bể bơi là một trong những nguồn lây nhiễm vi khuẩn, virus viêm tai giữa này.

Nguồn nước ở các bể bơi công cộng nếu không được kiểm soát tốt dễ bị ô nhiễm bởi bụi, nước tiểu, nước bọt, … đây là môi trường tốt cho các vi khuẩn, virus cư trú. Khi bé bơi nước có thể lọt vào tai con, gây viêm tai và nguy hiểm hơn là viêm tai giữa.

Bệnh viêm tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ, phần lớn gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Khi bị viêm tai giữa nhẹ bé thường có biểu hiện: đau tai nhẹ, sốt dưới 39 độ C trong 24 giờ trước đó. Nếu viêm tai giữa nặng trẻ có biểu hiện đau tai nặng, đau buốt, đau dai dẳng trong 48 giờ, sốt cao trên 39 độ C.

Khi bị viêm tai trẻ thường có các biểu hiện như ngứa tai, khó chịu, tai chảy nước, chảy dịch vàng hoặc trắng, sờ vào tai bé kêu đau,… Khi đó phụ huynh cần đưa con đến Chuyên khoa Nhi hoặc Chuyên khoa Tai Mũi Họng để các bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời cho con tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa gồm viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, …

Phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ khi bơi lội

Thực hư: Trẻ bị viêm tai giữa do bơi lội

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo: trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài cần được xử trí ngay

Để phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi, cha mẹ cần hết sức chú ý lựa chọn địa điểm bơi an toàn, sạch sẽ cho con. Vệ sinh tai cho bé đúng cách sau khi bơi bằng cách tắm lại nước sạch, nếu nước vào tai thì nghiêng đầu sang bên để dốc nước ra, tuyệt đối không dùng bông ngoáy tai ngoáy sâu vì có thể khiến vi khuẩn chui sâu hơn.

Khi vệ sinh thân thể cho bé, chú ý vệ sinh mắt, mũi, họng vì vi khuẩn từ đây có thể lan sang tai trẻ gây viêm tai giữa. Khi đi bơi cần cho trẻ đội mũ, đeo nút bịt tai, đeo kính bơi – đồ dùng của riêng con, không chung với bất cứ ai.

Khi thấy bé có các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm tai, ba mẹ nên cho bé đi thăm khám với bác sĩ sẽ tốt hơn là để bệnh nặng rồi mới xử lý khi đó sẽ gây khó khăn cho việc điều trị và khả năng để lại biến chứng cũng cao hơn.

Trẻ bị viêm tai giữa có thể liên quan đến việc bơi lội, nhưng không phải tất cả các trường hợp viêm tai giữa đều do nước vào tai. Việc hiểu rõ nguyên nhân thực sự và các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bố mẹ phòng ngừa hiệu quả hơn. Đảm bảo vệ sinh tai đúng cách sau khi bơi, cũng như theo dõi và chăm sóc sức khỏe tai cho trẻ sẽ giúp giảm nguy cơ viêm tai giữa. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, như đau tai hoặc chảy dịch, hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *