Thông tin về thuốc Hapacol và những lưu ý sử dụng

Hapacol là một loại thuốc xuất hiện phổ biến, là lựa chọn của nhiều người trong việc giảm đau và hạ sốt. Vậy bạn đã biết sử dụng đúng cách thuốc Hapacol, cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm các thông tin quan trọng khi dùng loại thuốc này nhé.

1. Hapacol là loại thuốc gì, điều trị bệnh gì?

Hapacol, với thành phần chính là paracetamol, và một số thành phần tá dược khác có tác dụng làm giảm đau, hạ sốt do các bệnh cảm lạnh, cảm cúm gây ra.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên sủi bọt hoặc dung dịch uống với hàm lượng paracetamol khác nhau, phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Điển hình là Hapacol Extra, Hapacol 500, Hapacol 650, Hapacol 325, Hapacol 250, Hapacol 150,…

2. Cơ chế hoạt động chung của thuốc Hapacol

Paracetamol, thành phần chính của Hapacol, hoạt động như một chất ức chế enzym cyclooxygenase (COX), làm giảm sản xuất prostaglandin trong não, giảm đau và hạ sốt. Tuy không có tác động trực tiếp đến việc viêm nhiễm, paracetamol vẫn là một lựa chọn an toàn và hiệu quả trong điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau răng, và sốt.

– Sau khi thuốc Hapacol được uống đi vào cơ thể sẽ tác động lên vùng trung tâm điều khiển nhiệt độ ở dưới đồi của cơ thể để giảm sốt, tăng lưu lượng máu ngoại biên và tăng lượng tỏa nhiệt.

– Cơ thể hấp thụ thuốc gần như toàn bộ qua đường tiêu hóa. Thuốc có thời gian bán thải từ 1,25 đến 3 giờ và gan là cơ quan phụ trách chuyển hóa thuốc. Tiếp đến thận sẽ tiếp tục thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể.

3. Cách sử dụng và liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Hapacol thường được bán dưới dạng viên nén, viên sủi bọt, hoặc dung dịch uống. Liều lượng và cách sử dụng cụ thể có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và trọng lượng của người dùng, do đó, việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm là rất quan trọng.

3.1 Thuốc Hapacol 650

Đây là sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi viên nén chứa 650mg Paracetamol và một số tá dược vừa đủ như tinh bột mì, tinh bột biến tính, magnesi stearat, talc, sodium starch glycolate… Sản phẩm được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức xương, đau do tình trạng viêm khớp, đau sau nhổ răng.

Nhà sản xuất thuốc Hapacol khuyến cáo khoảng cách giữa 2 lần uống phải đảm bảo là hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên/ ngày. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sử dụng 1 viên/ lần uống. Không tự ý dùng thuốc quá 3 ngày để giảm sốt và quá 10 ngày để giảm đau.

Thông tin về thuốc Hapacol và những lưu ý sử dụng

Thuốc Hapacol dạng 650mg

3.2 Hapacol 500

Trong 1 viên nén có chứa 500mg Paracetamol, được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau họng, đau răng, đau do cảm cúm, đau do viêm khớp, đau nhức xương khớp, đau bụng kinh. Ngoài ra thuốc Hapacol 500 còn giúp hạ sốt ở người bị cảm hoặc gặp các tình trạng bệnh có liên quan đến triệu chứng sốt.

Nhà sản xuất khuyến cáo người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 1 viên/ lần. Trong trường hợp đau nhiều có thể sử dụng 2 viên/ lần uống. Khoảng cách giữa 2 lần uống phải đảm bảo hơn 4 giờ và không quá 8 viên/ ngày. Không nên kéo dài việc sử dụng thuốc nếu có triệu chứng mới xuất hiện, sốt cao 39,5 độ C và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát, đau nhiều và kéo dài trên 5 ngày.

3.3 Thuốc Hapacol Extra

Đây là sản phẩm kết hợp giữa paracetamol và cafein có tác dụng giảm đau nhanh chóng, hiệu quả các cơn đau đầu, đau họng, đau bụng kinh, đau sau nhổ răng, đau răng, đau do chấn thương, đau do viêm khớp, viêm xoang, cảm cúm; hạ sốt nhanh chóng.

Nhà sản xuất khuyến cáo người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 1-4 lần, mỗi lần 1-2 viên và không dùng quá 8 viên/ ngày. Ngoài ra, khoảng cách thời gian tối thiểu giữa 2 lần uống là 4 giờ

3.4 Thuốc Hapacol 325

Trong 1 viên nén chứa 325mg paracetamol, có tác dụng để điều trị các triệu chứng đau đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau nhức cơ xương, đau họng, đau do viêm khớp, đau sau nhổ răng. Ngoài ra, còn được sử dụng để hạ sốt ở người bị cảm hoặc những bệnh lý có liên quan đến tình trạng sốt.

Nhà sản xuất khuyến cáo cho trẻ uống Hapacol 325 mỗi 6 giờ với liều cụ thể là:

– Trẻ em từ 6 đến 8 tuổi sử dụng 1 viên/ lần uống.

– Trẻ em từ 9-10 tuổi uống 1/4 viên/ lần.

– Trẻ em từ 11-12 tuổi uống 1/2 viên/ lần.

Đối với liều tối đa trong vòng 24 giờ, trẻ em được khuyến cáo không được uống quá 5 lần/ ngày. Không nên tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến từ bác sĩ khi có triệu chứng mới, sốt cao 39 độ C kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát, đau nhiều và kéo dài trên 5 ngày.

Thông tin về thuốc Hapacol và những lưu ý sử dụng

Thuốc Hapacol dạng viên nén 325mg

3.5 Thuốc Hapacol 250 và 150

Đây là hai loại thuốc được bào chế dưới dạng sủi bọt chứa lần lượt 250mg và 150mg Paracetamol cùng một số tá dược khác giúp giảm đau, hạ sốt ở trẻ nhỏ. Thuốc được sử dụng cho các đối tượng trẻ bị cảm cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, sốt siêu vi, mọc răng, trẻ sau tiêm phòng, phẫu thuật.

Cách sử dụng của 2 sản phẩm thuốc này đều là hòa tan thuốc vào nước đến khi sủi hết bọt và cho bé uống. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, cách mỗi 6 giờ cho trẻ uống một lần không quá 5 lần/ ngày. Thời gian các lần uống cách nhau tối thiểu 4 giờ. Liều uống trung bình từ 10-15mg/kg thể trọng/ lần uống; liều uống tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/ 24 giờ. Đối với thuốc Hapacol 150, trẻ em 1-3 tuổi có thể uống 1 gói/ lần. Đối với thuốc Hapacol 250, trẻ từ 4-6 tháng tuổi có thể uống 1 gói/ lần theo chỉ định của bác sĩ.

Nhìn chung, liều dùng và cách sử dụng mỗi loại thuốc Hapacol cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám để được chỉ định đúng loại đúng phù hợp với thể trạng và sức khỏe cá nhân.

Thông tin về thuốc Hapacol và những lưu ý sử dụng

Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám trước khi tự ý sử dụng thuốc cho trẻ

4. Những lưu ý khi sử dụng

Thuốc Hapacol thường được bán dưới dạng viên nén, viên sủi bọt, hoặc dung dịch uống. Liều lượng và cách sử dụng cụ thể có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và trọng lượng của người dùng, do đó, việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì sản phẩm là rất quan trọng.

Có một số đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này đó là:

– Người quá mẫn cảm với thành phần Paracetamol. Những người có tiền sử phản ứng dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần chính của Hapacol là paracetamol nên tránh sử dụng thuốc này.

– Bệnh gan nặng: Hapacol được chống chỉ định cho những người bị bệnh gan nặng hoặc suy gan, do paracetamol cần được chuyển hóa bởi gan trước khi được loại bỏ khỏi cơ thể.

– Bệnh nhân uống rượu nhiều: Người uống rượu nhiều hoặc có vấn đề về gan cần phải cẩn trọng khi sử dụng Hapacol, do paracetamol có thể tác động tiêu cực đến gan khi sử dụng cùng với cồn.

– Người bị bệnh thận nặng: Loại thuốc này cũng được chống chỉ định cho những người bị bệnh thận nặng, vì paracetamol cần được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua thận.

Vậy nên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nói chung và thuốc Hapacol nói riêng, người dùng nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng thuốc phù hợp và an toàn cho tình trạng sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên hết sức lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều cần thiết các bố mẹ nên lưu tâm là đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám và được hướng dẫn sử dụng loại thuốc để giảm đau hay hạ sốt phù hợp, an toàn cho trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *