Thuốc mỡ Tetracyclin là một loại kháng sinh dạng bôi ngoài da có công dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng trên da người. Vì là dạng thuốc kháng sinh nên người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc khi điều trị bệnh mà cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Cùng Careup.vn tìm hiểu rõ hơn về thuốc này qua bài viết dưới đây.
1. Công dụng và cách dùng thuốc mỡ Tetracyclin
1.1. Thuốc mỡ Tetracyclin có công dụng gì?
Tetracyclin 1% là loại thuốc mỡ tra mắt có tác dụng khắc phục tình trạng nhiễm khuẩn ở trên bề mặt nhãn cầu. Điển hình là bệnh đau mắt hột, viêm kết mạc mắt ở người lớn hoặc trẻ sơ sinh do nhiễm nấm Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae.
Ngoài công dụng giúp điều trị các bệnh lý mắt, Tetracyclin còn được dùng để giải quyết những vấn đề ngoài da (như mụn bọc, mụn trứng cá, nổi mẩn đỏ), viêm âm đạo, làm sạch chân răng trong quá trình thực hiện các thủ thuật nha khoa. Bên cạnh đó, thuốc còn hỗ trợ điều trị bệnh giang mai hoặc dùng để thoa lên môi sau khi phun xăm thẩm mỹ môi.
Tetracyclin 1% là loại thuốc mỡ tra mắt có tác dụng khắc phục tình trạng nhiễm khuẩn ở trên bề mặt nhãn cầu
1.2. Thuốc mỡ Tetracyclin được sử dụng thế nào?
Tetracyclin được dùng để điều trị những nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu như viêm kết mạc mắt, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do Neisseria gonorrhoeae hoặc Chlamydia trachomatis, đau mắt hột ở vùng dịch.
Đối với bệnh nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu
– Nên tra thuốc mỡ 3 – 4 lần/ngày với người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên.
Phòng bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh
Sau khi sinh, hãy lau sạch mắt cho trẻ bằng gạc tiệt khuẩn rồi tra thuốc vào từng mắt 1 lần duy nhất. Sau đó cho trẻ nhắm mắt và xoa nhẹ để giúp mỡ trải rộng.
Đối với căn bệnh mắt hột
– Điều trị ngắt quãng: Tiến hành tra thuốc mỡ vào từng mắt 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày hoặc 1 lần mỗi ngày trong 10 ngày. Tra thuốc liên tục như vậy trong khoảng 6 tháng liền.
– Điều trị tăng cường liên tục: Tiến hành tra thuốc mỡ vào mỗi mắt, 2 lần mỗi ngày trong ít nhất 6 tuần.
2. Thuốc mỡ Tetracyclin có tác dụng không mong muốn nào?
Bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời nếu hặp phải các triệu chứng như:
– Đau đầu, choáng váng và giảm thị lực
– Sốt, ớn lạnh và đau nhức trên cơ thể.
– Bị phát ban đỏ, có cảm giác châm đốt và nóng rát.
– Bị tiểu ít hoặc vô niệu.
– Bị vàng da, xanh xao và có nước tiểu sậm.
– Ngoài ra, răng của trẻ có thể kém phát triển và biến màu.
3. Nên lưu ý gì khi sử dụng thuốc mỡ Tetracyclin?
Để phát huy tối đa được hiệu quả của thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
3.1. Những đối tượng không dùng Tetracyclin
Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin không nên sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi hoặc các bệnh nhân dị ứng/quá mẫn với thành phần của thuốc. Để đảm bảo được an toàn thì người bệnh nên tham khảo tư vấn và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng không thích hợp để sử dụng thuốc này. Nguyên nhân do các thành phần của thuốc có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi trong bụng. Cụ thể là giúp tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, những vấn đề ở xương và răng.
Đặc biệt, các dược chất chứa trong Tetracyclin khi đi vào sữa mẹ sẽ không tan và tác động trực tiếp tới sự phát triển của hệ tiêu hóa, xương và răng của trẻ khi bú.
Thuốc Tetracyclin không nên sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi
3.2. Liều lượng dùng thuốc phù hợp
Theo thông tin từ nhà sản xuất, người bệnh có thể bôi thuốc từ 3 – 4 lần trong 1 ngày. Tuy nhiên tùy vào mỗi trường hợp bệnh lý cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh nên dùng thuốc đúng liều để phòng tránh sự rủi ro dẫn tới các phản ứng phụ không mong muốn.
3.3. Hãy test thuốc trước khi sử dụng lên da mặt
Người bệnh cần thoa mỏng một lớp thuốc lên vùng da. Với các trường hợp bị mụn trứng cá thì nên test thuốc lên vùng da tay trước khi thoa lên mặt của bạn.
Sau khi đã thoa thuốc mỡ, bạn không nên đưa tay sờ lên mặt nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn tại vùng da này. Bên cạnh đó, không được để phần đầu của tuýp thuốc chạm phải bất kỳ thứ gì khác để không gây ảnh hưởng tưới chất lượng của thuốc.
3.4. Hướng dẫn cách bảo quản thuốc
– Nếu đã mở thuốc quá 1 tháng thì bạn không nên tiếp tục dùng tuýp thuốc đó nữa.
– Vặn kín nắp sau mỗi lần dùng.
– Không dùng chung một tuýp thuốc cho nhiều người khác nhau.
– Bảo quản thuốc nơi khô thoáng, không để thuốc trực tiếp dưới ánh mặt trời.
3.5. Xử trí khi bị quên liều hoặc quá liều thuốc
– Nếu bạn quên bôi thuốc, sau khi nhớ ra hãy bôi ngay.
– Để tránh quên liều, bạn hãy đánh dấu vào lịch.
– Đồng thời, bạn không nên bôi gấp đôi liều thuốc để bù cho lần mà mình đã quên.
– Hiện chưa ghi nhận trường hợp bị quá liều thuốc nào bởi thuốc mỡ chỉ có tác dụng tại chỗ, ít hấp thụ vào máu.
3.6. Chăm sóc da cẩn thận
Trong quá trình điều trị bằng thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin, người bệnh cũng cần lưu ý chăm sóc da thật cẩn thận, bồi bổ cơ thể với đầy đủ dưỡng chất cần thiết để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, cải thiện những vấn đề về mụn.
3.7. Bảo vệ da cẩn thận trước ánh nắng mặt trời
Thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin có thể gây những phản ứng nhạy cảm trước ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu bạn cần đi ra ngoài thì hãy che chắn cơ thể bằng áo chống nắng, ô dù, mũ, khẩu trang, kính râm nhằm phòng ngừa tình trạng bị ngứa hoặc rát da.
Bôi thuốc cho tới khi lành vết thương. Sau đó, bạn có thể không cần bôi thêm mà để cho vết thương tự lành. Nếu dùng Tetracyclin mà xuất hiện bất cứ biến chứng nào thì cần đi khám tại cơ sở y tế để được bác sĩ xử trí.
Hãy bảo vệ da trước ánh nắng khi dùng thuốc
Bạn có thể tìm mua thuốc mỡ Tetracyclin tại các cửa hàng dược mỹ phẩm hoặc quầy thuốc uy tín để tránh trường hợp mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ngoài thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin, hiện nay cũng có nhiều loại khác với công dụng tương tự. Tùy vào từng tình trạng bệnh và tư vấn của bác sĩ người bệnh có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng da của bản thân.