Zopiclone có tác dụng giúp an thần, giải tỏa lo âu tương tự Benzodiazepine. Hoạt chất này thường có trong thuốc Zopistad 7.5. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này để có cách sử dụng đúng và an toàn.
Bạn đang đọc: Tham khảo thông tin chi tiết về thuốc Zopistad 7.5
1. Zopistad là thuốc gì?
Zopiclone thuộc nhóm cyclopyrrolon với những đặc tính tương tự như dẫn chất của benzodiazepin. Bao gồm an thần, giải tỏa lo âu, giãn cơ, chứng quên và chống co giật. Thuốc có tác động gián tiếp giúp tăng hoạt tính của acid gamma – aminobutyric (GABA) ở não. Đồng thời hoạt chất Zopiclone gắn kết với thụ thể benzodiazepine của phức hợp thụ thể GABA nhưng ở vị trí khác so với dẫn chất benzodiazepin.
Thuốc có thời gian tác dụng ngắn, khởi tạo giấc ngủ nhanh. Tuy nhiên, không làm giảm tổng thời gian giấc ngủ chuyển động mắt nhanh. Và duy trì giấc ngủ sóng chậm bình thường. Nói chung, thuốc này có hiệu lực như là một thuốc ngủ tương tự các dẫn chất của Benzodiazepin.
Thuốc giúp an thần và giải tỏa lo âu
2. Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Zopistad 7.5
Thuốc được chỉ định trong một số trường hợp:
– Ðiều trị ngắn hạn chứng mất ngủ như khó ngủ, tỉnh giấc về đêm, dậy sớm, mất ngủ thoáng qua.
– Bị mất ngủ thứ phát bởi rối loạn tâm thần.
– Điều trị trường hợp mất ngủ làm bệnh nhân suy nhược hoặc kiệt sức một cách trầm trọng.
Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp như sau:
– Bệnh nhân dị ứng với Zopiclone hoặc bất kỳ tá dược nào có trong thuốc.
– Bệnh nhân nhược cơ nặng, suy hô hấp, hội chứng ngưng thở trầm trọng lúc ngủ, suy gan nặng.
– Không dùng thuốc này cho đối tượng là trẻ em.
3. Liều dùng và cách dùng thuốc Zopistad 7.5
3.1. Cách dùng zopistad 7.5
Thuốc nên sử dụng ở liều thấp nhất có hiệu quả theo mỗi đợt điều trị.
Bệnh nhân nên uống thuốc trước khi đi ngủ ở tư thế đứng.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về levofloxacin
Thuốc nên uống ở tư thế đứng
3.2. Liều dùng của Zopistad 7.5
– Với người lớn: Liều thuốc thường dùng là 1 viên.
– Với người cao tuổi: Nên khởi đầu với liều 3.75mg (1/2 viên).
– Bệnh nhân suy thận/suy gan nhẹ tới trung bình: Nên bắt đầu điều trị với Zopiclone ở liều 3.75mg (1/2 viên).
Thời gian trị liệu mất ngủ tạm thời với thuốc từ 2 – 5 ngày. Thời gian trị mất ngủ ngắn hạn là 2 – 3 tuần.
Lưu ý, một đợt trị liệu của thuốc không nên kéo dài quá 4 tuần (tính cả thời gian giảm liều).
3.3. Quá liều thuốc và cách xử trí
Triệu chứng quá liều Zopistad gồm ngủ gật, hôn mê, mất điều hòa…
Điều trị quá liều đa phần là hỗ trợ. Người trưởng thành uống trên 150mg Zopiclone. Trẻ em uống 1.5 mg/kg trong vòng 1 giờ có thể chỉ định dùng than hoạt tính. Ngoài ra, rửa dạ dày cũng được cân nhắc là biện pháp cho trường hợp dùng quá liều trong vòng 1 giờ nếu có nguy cơ đe dọa sự sống.
Flumazenil được chỉ định với tình trạng quá liều Zopistad và có tình trạng ức chế thần kinh trung ương trầm trọng. Ý thức sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi tiêm tĩnh mạch hoạt chất Flumazenil cho bệnh nhân bị dùng thuốc quá liều.
4. Tác dụng phụ của thuốc Zopistad 7.5
– Tác dụng phụ thường gặp: Miệng đắng hoặc có vị kim loại.
– Tác dụng phụ ít gặp: Rối loạn tiêu hóa mức độ nhẹ. Bao gồm buồn nôn/nôn, chóng mặt, đau đầu; ngủ gật; khô miệng.
– Hiếm gặp tác dụng phụ sau của thuốc: Dễ cáu, hung hăng, lú lẫn, chứng hay quên, đầu lâng lâng, chứng mộng du, ảo giác, ác mộng; phản ứng phản vệ.
– Triệu chứng cai thuốc của Zopistad 7.5 thay đổi. Bao gồm chứng mất ngủ trở lại, lo lắng, run rẩy, đổ mồ hôi, kích động, đau đầu, lú lẫn, đánh trống ngực, tim đập nhanh, mê sảng, ác mộng, ảo giác, hoảng loạn, đau cơ/chuột rút, rối loạn tiêu hóa và dễ cáu. Bên cạnh đó, các cơn co giật và động kinh cũng có thể xảy ra nhưng rất hiếm.
5. Thận trọng khi dùng thuốc
– Nguy cơ bị lệ thuộc thuốc: Kinh nghiệm lâm sàng tới nay với Zopiclone cho thấy nguy cơ lệ thuộc thuốc rất nhỏ khi thời gian trị liệu không quá 4 tuần. Nguy cơ lệ thuộc Zopistad 7.5 tăng theo liều dùng và thời gian trị liệu, nguy cơ cao hơn ở bệnh nhân có tiền sử uống rượu, lạm dụng thuốc, người bị rối loạn nhân cách. Nếu sự lệ thuộc về thể chất tiến triển, ngưng điều trị đột ngột sẽ kèm theo triệu chứng cai thuốc.
– Triệu chứng cai thuốc: Việc ngừng điều trị với thuốc Zopistad 7.5 không chắc có liên quan tới những triệu chứng cai thuốc khi quá trình điều trị được giới hạn trong 4 tuần. Bệnh nhân có thể có lợi từ việc giảm liều dần trước khi dừng hẳn.
– Trầm cảm: Không chỉ định thuốc để điều trị trầm cảm. Bất kỳ nguyên nhân nào của chứng mất ngủ cũng nên được xác định trước khi điều trị. Điều này giúp tránh triệu chứng tiềm ẩn nghiêm trọng của trầm cảm.
– Dung nạp thuốc: Không xuất hiện bất cứ dấu hiệu dung nạp Zopiclone với thời gian điều trị dưới 4 tuần.
– Mất ngủ trở lại: Do nguy cơ cai thuốc hoặc hiện tượng mất ngủ trở lại có thể tăng khi thời gian điều trị kéo dài. Hoặc ngừng điều trị đột ngột nên việc giảm liều từng bậc thuốc có thể hữu ích.
– Chứng quên: Mặc dù hiếm gặp nhưng có thể xảy ra chứng này về sau ở bệnh nhân dùng thuốc. Đặc biệt khi giấc ngủ bị gián đoạn hoặc hoãn sau khi dùng thuốc. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên uống thuốc khi chắc chắn sẽ đi ngủ. Hoặc có thể có giấc ngủ trọn đêm.
– Thuốc có chứa lactose, do đó người có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt enzym lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose – galactose không nên uống thuốc này.
– Với khả năng lái xe, vận hành máy móc: Tác dụng không mong muốn hiếm gặp và thường ảnh hưởng không đáng kể. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tiến hành lái xe hay vận hành máy móc sau khi điều trị bằng thuốc này cho tới khi xác định được việc thực hiện những công việc này không bị ảnh hưởng.
– Kinh nghiệm về sử dụng thuốc này trong thai kỳ vẫn còn hạn chế dù chưa có phát hiện bất lợi trên động vật. Do đó, không nên chỉ định thuốc này trong thai kỳ.
– Nên tránh sử dụng thuốc cho bệnh nhân đang cho con bú vì Zopiclone bài tiết qua đường sữa mẹ.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi sử dụng Moriamin Forte
Hãy hỏi rõ ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc
Trên đây là những thông tin liên quan tới thuốc Zopistad 7.5 để bạn tham khảo. Bạn đừng quên đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé.