Tăng huyết áp (hay còn gọi là cao huyết áp) nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Thuốc hạ huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, giống như tất cả các loại thuốc khác loại thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Người bệnh khi dùng thuốc cần thận trọng để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế tối đa tác dụng phụ xảy ra.
Bạn đang đọc: Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp cần lưu ý
1. Các loại thuốc giúp hạ huyết áp phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giúp hạ huyết áp, mỗi loại có cơ chế tác động và hiệu quả riêng. Đồng thời không tránh khỏi nguy cơ gây ra những tác dụng phụ khác nhau. Dưới đây là một số nhóm thuốc hạ huyết áp phổ biến bao gồm:
1.1. Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu hoạt động bằng cách tăng bài tiết natri và nước ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, giúp giảm thể tích máu lưu thông và giảm áp lực lên thành mạch máu.
Thuốc thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp ở mức độ nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác như suy tim, xơ gan, phù nề.
1.2. Nhóm thuốc ức chế men chuyển
Thuốc ức chế men chuyển hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của men chuyển angiotensin (ACE) – một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Khi men ACE bị ức chế, cơ thể sẽ sản xuất ít angiotensin II hơn, dẫn đến giãn mạch máu và hạ huyết áp.
Có nhiều loại thuốc ức chế men chuyển khác nhau, bao gồm:
– Captopril.
– Enalapril.
– Lisinopril.
– Ramipril.
thuốc hạ huyết áp giúp kiểm soát huyết áp cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
1.3. Nhóm thuốc chẹn Beta
Thuốc chẹn beta hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của các thụ thể beta trong cơ thể, dẫn đến giảm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim, và giãn mạch máu, từ đó giúp hạ huyết áp.
Có nhiều loại thuốc chẹn beta khác nhau, bao gồm:
– Atenolol.
– Metoprolol.
– Bisoprolol.
– Propranolol.
1.4. Nhóm thuốc đối kháng canxi
Gồm có nifedipin, nicardipin, amlodipin, felodipin, isradipine, verapamil, diltiazem… Cơ chế hoạt động là chặn dòng ion canxi không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp.
Nhóm thuốc này có hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể.
1.5. Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II
Đây cũng là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị cao huyết áp. Với cơ chế hoạt động bằng cách chặn hoạt động của angiotensin II – một hormone gây co mạch và tăng huyết áp. Nhờ đó, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II giúp hạ huyết áp hiệu quả và ít gây tác dụng phụ so với các nhóm thuốc khác như chẹn beta, ức chế men chuyển, đối kháng canxi.
Đặc biệt, khi kết hợp với thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thuốc lợi tiểu thiazid, hiệu quả hạ huyết áp của thuốc đối kháng angiotensin II càng được tăng cường.
Ưu điểm nổi bật của nhóm thuốc này là ít gây ho khan hơn so với thuốc ức chế men chuyển và ít gây phù nề hơn so với thuốc đối kháng canxi. Do đó, nhóm thuốc này được đánh giá là an toàn và phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Thuốc chỉ chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc người bị dị ứng với thuốc
Nhóm thuốc đối kháng angiotensin II được sử dụng phổ biến hiện nay
2. Tác dụng phụ có thể xảy ra do thuốc hạ huyết áp
Giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc hạ huyết áp cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Mức độ và tính phổ biến của tác dụng phụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại thuốc, liều lượng, cơ địa và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
2.1. Tác dụng phụ thường gặp ở thuốc hạ huyết áp
Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc mà người bệnh cần lưu ý đó là:
– Mất nước, không còn cân bằng điện giải.
– Chuột rút cơ bắp.
– Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu.
– Buồn nôn, táo bón.
– Rối loạn nhịp tim và biểu hiện khó thở.
– Ho khan.
– Dị ứng da, đỏ mặt.
2.2. Tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc hạ huyết áp
Bên cạnh các tác dụng phụ thường gặp kể trên thì huốc hạ huyết áp cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng cần được lưu ý và xử trí kịp thời. Người bệnh dùng thuốc cần thận trọng với các phản ứng sau:
– Hạ huyết áp quá mức. Người bệnh cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
– Phản ứng dị ứng. Cơ thể có hiện tượng phát ban, ngứa ngáy, sưng phù mặt hoặc cổ họng, khó thở.
– Suy tim. Người bệnh đột nhiên khó thở, mệt mỏi, sưng phù chân, tim đập nhanh.
– Suy giảm chức năng thận, protein niệu, tăng kali máu.
– Tăng đường huyết.
Tìm hiểu thêm: Acetylcystein – Liệu pháp cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu là một trong những phản ứng nghiêm trọng do thuốc hạ huyết áp gây ra
3. Các phòng tránh và giảm tác dụng phụ của thuốc
3.1. Sử dụng theo đúng chỉ dẫn trong đơn thuốc của bác sĩ
Tuân thủ liều lượng, thời gian và cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng. Người bệnh cần lưu ý:
– Không tự ý tăng liều hoặc giảm liề, kéo dài thời gian dùng thuốc.
– Uống thuốc đúng giờ, tốt nhất là vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc và hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.
3.2. Theo dõi huyết áp thường xuyên
Người thường xuyên tăng huyết áp thì cần theo dõi, đo huyết áp thường xuyên tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Ghi chép kết quả đo huyết áp để theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các thay đổi bất thường.
Nếu nhận thấy chỉ số huyết áp tăng hoặc giảm mạnh thì cần báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
3.3. Duy trì lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh, khoa học gồm nhiều yếu tố như dinh dưỡng, tập luyện,…. Cụ thể:
– Ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối, mỡ và cholesterol.
– Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 6 ngày/tuần.
– Có kế hoạch giảm cân khoa học nếu thừa cân hoặc béo phì.
– Hạn chế hoặc tốt nhất là nói không với đồ uống có cồn và hút thuốc lá.
– Ngủ đủ giấc.
– Uống nhiều nước.
>>>>>Xem thêm: Điều trị nghẹt mũi, sổ mũi bằng Nebial 3
Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe toàn diện
3.4. Cung cấp các thông tin sức khỏe cần thiết cho bác sĩ
Đầu tiên, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng:
– Thuốc kê đơn
– Thuốc không kê đơn
– Thực phẩm chức năng.
Tiếp theo là cần báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý bởi điều này có thể ảnh hưởng đến cách sử dụng thuốc và nguy cơ tác dụng phụ. Bao gồm: dị ứng, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tim mạch, v.v.
3.5. Xử trí khi gặp tác dụng phụ
Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết ngay lập tức. Bác sĩ sẽ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc, thay đổi loại thuốc hoặc kê thêm thuốc khác để giảm thiểu tác dụng phụ.
Bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và xử trí kịp thời kể trên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc hạ huyết áp. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất.