Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin tổng hợp mọi thông tin bố mẹ cần biết về sốt xuất huyết ở trẻ em; trong đó, có hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết cơ bản, đọc ngay bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cẩn trọng nguy cơ tử vong
1. Sốt xuất huyết ở trẻ em phát sinh do đâu?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra với muỗi vằn (Aedes aegypti) là véc tơ truyền bệnh chính. Khi muỗi vằn đốt trẻ nhiễm virus Dengue, virus xâm nhập vào cơ thể muỗi và nhân lên trong tuyến nước bọt. Sau 8 – 10 ngày, virus di chuyển đến tuyến sinh dục của muỗi và tiếp tục di chuyển sang trẻ khỏe mạnh khi muỗi đốt chúng.
Muỗi vằn truyền virus Dengue từ trẻ bệnh sang trẻ khỏe mạnh qua các vết đốt.
Muỗi vằn sinh sản trong môi trường nước đọng, ưa thích các dụng cụ chứa nước như chum, vại, lu, khạp… Bởi thể, những trẻ có các vấn đề sau dễ bị sốt xuất huyết hơn những trẻ còn lại: Sinh trưởng trong môi trường ô nhiễm, tại các vùng có mật độ dân số cao, có hệ miễn dịch yếu.
Virus Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4; khi mắc sốt xuất huyết do một chủng huyết thanh, trẻ chỉ có miễn dịch với chủng huyết thanh đó, không có miễn dịch chéo với 3 chủng huyết thanh còn lại. Bởi thế, trẻ nào cũng có nguy cơ mắc sốt xuất huyết tới 4 lần.
2. Làm thế nào để nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em?
Sự phát triển của bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết về cơ bản là có hai giai đoạn: Giai đoạn sốt và giai đoạn xuất huyết. Trong mỗi giai đoạn, trẻ lại có những triệu chứng khác nhau.
2.1. Triệu chứng giai đoạn sốt của sốt xuất huyết ở trẻ em
– Sốt cao liên tục 39 – 40 độ C trong 2 – 7 ngày: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của sốt xuất huyết.
– Đau đầu: Đau đầu do sốt xuất huyết thường dữ dội.
– Nhức mắt: Nhức mắt lan ra toàn bộ hốc mắt.
– Đau nhức cơ xương khớp: Đau nhức thường xuất hiện ở các cơ lớn như vai gáy, đùi, bắp chân…
– Mệt mỏi, chán ăn: Trẻ bệnh thường mệt mỏi, uể oải, không muốn ăn uống.
2.2. Triệu chứng giai đoạn xuất huyết của sốt xuất huyết ở trẻ em
– Xuất huyết dưới da: Trẻ nổi các chấm đỏ li ti trên da, ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, đùi, bụng, mạn sườn.
– Xuất huyết niêm mạc: Trẻ chảy máu mũi, chảy máu chân răng, kinh nguyệt sớm hoặc kéo dài, tiểu tiện ra máu…
– Xuất huyết nội tạng: Trẻ nôn ra máu, đại tiện ra máu…
Tìm hiểu thêm: Thuốc ho viêm phế quản cho trẻ: Những điều bố mẹ cần biết
Phát ban là một triệu chứng sốt xuất huyết.
3. Bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm; mức độ nghiêm trọng của biến chứng sốt xuất huyết phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, chủng virus, mức độ thoát huyết tương… Dưới đây là một số biến chứng thường gặp nhất của sốt xuất huyết:
– Sốc sốt xuất huyết: Sốc sốt xuất huyết là biến chứng nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết, có thể dẫn đến tử vong. Sốc sốt xuất huyết xảy ra khi tình trạng thoát huyết tương nặng phát sinh, làm giảm khối lượng tuần hoàn, dẫn đến tụt huyết áp, suy tim, suy thận. Biểu hiện của sốc sốt xuất huyết là vật vã, lừ đừ, li bì, da lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.
– Xuất huyết nặng: Ví dụ như nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Trẻ xuất huyết nặng có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
– Suy gan cấp: Biểu hiện của tình trạng suy gan do sốt xuất huyết là vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu. Suy gan cấp có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
– Viêm não: Viêm não có thể để lại di chứng thần kinh sau khi điều trị. Biểu hiện của viêm não là co giật, rối loạn ý thức, hôn mê.
– Biến chứng khác: Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, suy tim cấp, nhiễm trùng huyết.
4. Điều trị bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết ở trẻ em ra sao?
Trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế uy tín gần nhất càng sớm càng tốt. Tại đó, sau thăm khám, một số trẻ bố mẹ có thể chăm sóc tại nhà còn một số trẻ thì bắt buộc phải điều trị nội trú. Những trẻ phải điều trị nội trú là:
– Trẻ có dấu hiệu cảnh báo: Sốt cao trên 39 độ C, kéo dài từ 2 ngày; lờ đờ, li bì, bứt rứt; nôn ra máu, đại tiện ra máu; đau bụng dữ dội; gan to; thở khó, tím tái…
– Trẻ có yếu tố nguy cơ: Dưới 1 tuổi; có bệnh lý nền; trẻ thừa cân béo phì…
Đối với những trẻ mà bố mẹ có thể chăm sóc tại nhà thì bố mẹ có thể tham khảo một số nguyên tắc chăm sóc chung sau đây:
4.1. Nghỉ ngơi
Bố mẹ cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế vận động. Khi nghỉ ngơ, bố mẹ bỏ màn cho trẻ để trẻ không bị muỗi đốt.
4.2. Hạ sốt
Sốt là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh truyền nhiễm cấp tính sốt xuất huyết. Hạ sốt đúng cách giúp trẻ thoải mái hơn và giảm nguy cơ biến chứng:
– Dùng thuốc hạ sốt: Sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol đơn chất, liều lượng 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ, một ngày không quá 4 lần. Không dùng aspirin và ibuprofen để hạ sốt vì hai thuốc này có thể làm trầm trọng thêm sốt xuất huyết.
– Lau mát bằng khăn ấm: Dùng khăn mềm, ấm để lau người cho trẻ. Không nên lau người cho trẻ bằng khăn lạnh.
– Mặc quần áo rộng, thoáng mát: Tránh mặc quần áo quá dày, quá chật cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh tay chân miệng dùng thuốc gì?
Sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol đơn chất để hạ sốt.
4.3. Bù nước, bù điện giải
Bù nước, bù điện giải là một trong những lưu ý quan trọng trong điều trị sốt xuất huyết. Việc bù nước, bù điện giải kịp thời giúp trẻ không mất nước, rối loạn điện giải, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ biến chứng.
Dưới đây là cách bù nước, bù điện giải đúng cho trẻ sốt xuất huyết:
– Dung dịch bù nước, bù điện giải: Nên sử dụng dung dịch oresol.
– Lượng dung dịch oresol trẻ cần = Cân nặng x 75ml (ml/ngày). Ví dụ: Trẻ nặng 10kg thì lượng oresol trẻ cần là 10 x 75ml = 750ml/ngày. Chia 750ml oresol thành nhiều lần nhỏ cho trẻ uống trong ngày, mỗi lần 50 – 100 ml, cách nhau 30 – 60 phút.
– Lưu ý: Nếu trẻ nôn hoặc tiêu chảy, cần bù nước, bù điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch. Nên pha oresol theo hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì. Cho trẻ uống oresol từng ít một, thường xuyên, không đợi trẻ khát mới uống.
– Dấu hiệu trẻ đã được bù nước, bù điện giải đầy đủ: Trẻ đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu có màu vàng nhạt. Trẻ không còn khát, da dẻ hồng hào, mắt không còn trũng. Trẻ tỉnh táo, ăn uống bình thường.
4.4. Dinh dưỡng
Dưới đây là những thực phẩm trẻ nên và không nên ăn khi sốt xuất huyết:
– Nên ăn: Cháo, súp (dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng và nước cho cơ thể); rau xanh, trái cây tươi (bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng); nước dừa (bổ sung điện giải, giúp cơ thể bù nước, bù điện giải); sữa, sữa chua (cung cấp protein, canxi và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa); thực phẩm giàu vitamin C (cam, bưởi, ổi, dâu tây giúp tăng cường hệ miễn dịch); thực phẩm giàu vitamin K (rau bina, cải xoăn, bông cải xanh giúp tăng cường chức năng đông máu).
– Không nên ăn: Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ (khó tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa); thực phẩm sẫm màu, có màu đỏ hoặc màu đen (dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng xuất huyết nội tạng); thức ăn tanh, sống (nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm); nước ngọt có ga (gây đầy bụng, khó tiêu hóa)
4.5. Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo
Nếu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
– Sốt cao trên 39 độ C liên tục từ 2 ngày;
– Thở khó, thở nhanh, tím tái…
– Nôn ra máu, đại tiện ra máu;
– Đau bụng dữ dội;
– Lờ đờ, li bì, bứt rứt;
“Kết luận: Sốt xuất huyết ở trẻ em là một bệnh lý nghiêm trọng với nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bố mẹ cần cẩn trọng theo dõi các triệu chứng và nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khi cần thiết. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ là cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe cho trẻ và tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.”