Thiếu máu không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể chữa lành nếu biết áp dụng các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe đúng cách. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt tăng cường cung cấp chất sắt cho cơ thể để tăng lượng hồng cầu là một trong những giải pháp thiết thực để giảm thiểu tình trạng thiếu máu. Khi bị thiếu máu nên ăn gì?
Bạn đang đọc: Nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người bị thiếu máu
- Tìm hiểu nguyên nhân khiến ta hay thiếu máu
- Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em với thực đơn hằng ngày
Nhóm protein
Protein chia thành 2 nhóm protein động vật và protein thực vật, trong đó người bị thiếu máu cần bổ sung 2 loại thực phẩm chính trong nhóm này là:
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ cung cấp nguồn chất sắt, nhóm vitamin B dồi dào. Cụ thể các loại thịt như thịt bò, thịt lợn thường có nhiều sắt heme hỗ trợ tăng cường hiệu quả quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể so với sắt phi heme của nhóm thực vật, giúp nâng cao nhanh chóng lượng hồng cầu trong máu.
2. Nội tạng
Trong khi đó nhóm nội tạng động vật, đặc biệt là gan bò còn có hiệu quả bổ sung sắt phi heme và vitamin B12 cực nhanh chóng, đáp ứng hơn 600% nhu cầu của cơ thể hằng ngày. Do vậy dù bổ sung 2 loại protein này cũng cần lưu ý chừng mực, dư thừa có thể gây tổn hại ngược đến cơ thể.
Ngoài ra các loại gan động vật khác như gan heo, gan gà, gan ngỗng… cũng bổ sung hàm lượng sắt cao không kém và có hàm lượng chất béo thấp, lượng calo vừa phải. Người thường xuyên thiếu máu nên bổ sung vài bữa ăn có chế biến thêm gan để giảm thiểu tình trạng hụt sắt.
Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em với thực đơn hằng ngày
Thiếu máu ở trẻ em khó nhận biết với một số ít dấu hiệu như da xanh xao, khó ngủ, hay khóc quấy, chơi mau mệt…Thiếu máu là tình trạng bất thường của hồng huyết cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu ở trẻ em được xác…
3. Trứng
Một quả trứng bình quân chứa 1mg sắt, ăn trứng giúp cơ thể luôn đảm bảo có lượng sắt ổn định trong cơ thể, giàu nguồn protein và có thêm chất chống oxy hóa, tốt cho người bị thiếu máu. Tuy vậy chỉ nên ăn 2-3 quả trứng/tuần mà không nên ăn quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng không ngờ.
4. Cá biển
Cá cũng là loại thực phẩm bổ sung protein an toàn mà ta thường xuyên có thể sử dụng. Đặc biệt nhóm cá biển thường chứa nhiều sắt hơn hẳn các loại cá nước ngọt. Ăn nhiều cá không gây ra tình trạng dư thừa đạm như thịt đỏ và nội tạng, rất an toàn cho cơ thể, bổ sung lượng omega 3 và các khoáng chất cần thiết khác cho mắt.
5. Các loại đậu
Các loại đậu bổ sung nguồn protein thực vật dồi dào cho cơ thể, bổ sung dưỡng chất để hạn chế thiếu máu một cách lành mạnh. Đặc biệt đậu nành là protein bổ sung nhiều chất sắt nhất, lại chứa ít chất béo, calo thấp và chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Cực hợp cho nữ giới sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Khô âm đạo: Những cách thức điều trị và cải thiện hiệu quả tại nhà
Đồng thời nên tăng cường bổ sung thêm đậu phộng (lạc), để bổ sung acid folic và chất sắt. Có thể dùng đậu phộng nguyên hạt hoặc dùng bơ đậu phộng, dầu đậu phộng để có thể kết hợp trong một số món ăn hằng ngày.
Nhóm chất xơ
Không chỉ nhóm cung cấ protein mới có khả năng bù sắt và cải thiện tình trạng thiếu máu, các loại rau củ cũng hỗ trợ giảm thiểu tình trạng thiếu máu hiệu quả và an toàn cho cơ thể, không gây ra tình trạng bổ sung quá nhiều có thể gây phản tác dụng như nhóm protein động vật. Người bị thiếu máu nên ăn các loại rau củ quả sau:
1. Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina là loại thực vật rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Đặc điểm của loại rau này là bổ sung nguồn chất sắt cần thiết và chất xơ, nhóm các loại vitamin A, B9, C, E, canxi, beta-carotene, vitamin C cực hữu hiệu. Nửa chén rau bina có khả năng đáp ứng đến 20% RDA cho cơ thể, 3,2 g lượng sắt cần thiết trong ngày. Có thể chế biến rau bằng cách nấu canh, xay lấy nước hoặc luộc, kết hợp với các món ăn khác để dễ hấp thu hơn.
Thiếu máu ở trẻ em – 5 nguyên nhân chủ yếu gây nên
Thiếu máu ở trẻ em sẽ khó nhận biết hơn ở người lớn nhiều. Khi thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, da tái xanh, giảm hoạt động, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ gấp để xác định tình trạng thiếu máu và nguyên nhân gây thiếu…
2. Cà chua
Trong cà chua có chứa nhiều vitamin C và lyconpene, có khả năng tác động giúp cơ thể hấp thu chất sắt hiệu quả. Bên cạnh đó, ăn cà chua còn tăng cường bổ sung vitamin E và beta carotene, có khả năng giúp làm đẹp da và tóc, bảo vệ cơ thể khỏi các chứng bệnh mãn tính nguy hiểm.
3. Bột yến mạch
Bột yến mạch không chỉ là thực phẩm giảm cân hữu hiệu mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết. Trong bột yến mạch có chứa axit phytic giúp tối đa hóa hàm lượng sắt, bổ sung lượng sắt cơ thể cần một cách an toàn. Một cốc yến mạch có thể đáp ứng đến 60% nhu cầu sắt cho cơ thể hằng ngày, bổ sung thêm vitamin B để cơ thể khỏe mạnh hơn.
4. Lựu
Trong các loại trái cây thì lựu là loại trái tốt nhất cho người bị thiếu máu. Trong lựu cũng có chứa nhiều vitamin C, sắt… cải thiện lưu lượng máu và sản sinh hồng cầu tăng máu cho cơ thể.
5. Củ cải đường
Củ cải đường thường kết hợp trong một số món ăn thông thường, rất quen thuộc nhưng bạn có biết củ cải đường là nhóm thực phẩm giàu sắt. Hãy tăng cường ăn củ cải đường để bổ sung sắt một cách an toàn nhất.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu sẹo lồi, nguyên nhân và cách điều trị
Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu thiếu máu, cần nhận biết kịp thời và tăng cường bổ sung dinh dưỡng với những món ăn kể trên để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.