Nguyên nhân khiến bé bị tay chân miệng lần 2

Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất (hơn 90%) là ở đối tượng trẻ em. Sau khi đã khỏi bệnh, nếu không được chăm sóc và bảo vệ tốt, bé bị tay chân miệng lần 2 là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí, một số trẻ còn bị tái mắc bệnh tay chân miệng nhiều hơn 2 lần trong đời.

1. Vì sao trẻ bị tái lại bệnh chân tay miệng lần 2?

Nguyên nhân khiến bé bị tay chân miệng lần 2

Trẻ em có thể tái mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu không được chăm sóc, bảo vệ cẩn thận

Bé bị tay chân miệng lần 2 là trường hợp không ít bệnh nhi gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu mà trẻ lại bị tái lại bệnh tay chân miệng lần 2?

Thực tế, không chỉ mắc tay chân miệng lần 2, trẻ có thể bị tái mắc tay chân miệng nhiều lần hơn thế nếu bị virus gây bệnh tay chân miệng tấn công. Lý do là vì hiện có hơn 10 chủng virus trực thuộc nhóm virus đường ruột có thể gây nên bệnh tay chân miệng. Chỉ cần có tiếp xúc với virus gây bệnh tay chân miệng, trẻ đã có nguy cơ cao bị virus tấn công gây bệnh, bất kể đã mắc bệnh trước đó hay chưa. Hơn thế, bệnh tay chân miệng ở trẻ không hề miễn nhiễm chéo giữa các chủng virus gây bệnh. Vậy nên, trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều hơn 2 lần nếu không được chăm sóc, bảo vệ tốt khỏi các tác nhân gây bệnh.

2. Bé bị tay chân miệng lần 2 có nhẹ hơn lần 1 hay không?

Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra trẻ tái mắc tay chân miệng lần 2 sẽ nhẹ hơn khi mắc bệnh lần 1. Trong khi đó, trẻ dù tái mắc tay chân miệng lần mấy thì vẫn sẽ phải trải qua đầy đủ 4 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát bệnh, toàn phát bệnh và lui bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.

Xuất phát từ thực tế trên, các gia đình có trẻ tái mắc bệnh tay chân miệng tuyệt đối không được chủ quan. Ngay khi phát hiện trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường, nghi mắc tay chân miệng, hãy đưa bé tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh và tư vấn điều trị phù hợp. Mục đích là để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nặng, nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ mắc tay chân miệng.

3. Cách điều trị, chăm sóc để trẻ tái mắc tay chân miệng lần 2 an toàn, hiệu quả

Dù lần đầu mắc tay chân miệng hay tái mắc bệnh tay chân miệng, trẻ em vẫn cần được điều trị, chăm sóc tốt để sức khỏe sớm hồi phục và đảm bảo an toàn.

3.1. Cách điều trị có trẻ mắc tay chân miệng lần 2

Để điều trị tốt cho trẻ mắc tay chân miệng lần 2, trước tiên phụ huynh nên cho con đi khám bác sĩ để được kiểm tra, xác định bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Trẻ được đi khám và phát hiện bệnh càng sớm thì bệnh càng dễ điều trị, tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí điều trị.

Nguyên nhân khiến bé bị tay chân miệng lần 2

Trẻ nghi mắc tay chân miệng cần được đi khám bác sĩ để được xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp

Hầu hết bệnh nhi tái mắc tay chân miệng được phát hiện sớm, ở giai đoạn khởi phát hoặc mới chuyển qua giai đoạn toàn phát, đều mới xuất hiện triệu chứng nhẹ, sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Trường hợp bệnh nhi có dấu hiệu cảnh báo hoặc được phát hiện muộn, có nhiều triệu chứng nặng và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao, sẽ được bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị để đảm bảo an toàn. Dù trường hợp nào thì phụ huynh cũng nên phối hợp thật tốt với bác sĩ để trẻ được điều trị bệnh tốt nhất, giúp cơ thể chóng hồi phục và hết bệnh.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở đối tượng trẻ em vẫn chưa hề có thuốc đặc trị. Trẻ mắc tay chân miệng sẽ được bác sĩ kê thuốc giúp làm giảm triệu chứng đang gặp phải. Một số thuốc thường dùng cho bé bị tay chân miệng gồm:

– Thuốc hạ sốt: dùng cho trẻ mắc tay chân miệng sốt cao từ 38 độ C trở lên. Tùy từng độ tuổi, tình trạng bệnh, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc hạ sốt như: paracetamol, ibuprofen, acetaminophen…

– Thuốc sát khuẩn: dùng khi trẻ có triệu chứng sốt và đã xuất hiện các vết loét ở miệng cần phải điều trị. Các thuốc sát khuẩn hay được bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ mắc tay chân miệng như: Lidocain, xịt miệng benzydamine, súc miệng benzydamine, nước muối sinh lý nồng độ NaCl 0,9%…

– Bù nước và bù điện giải Oresol: đây là thuốc mà mọi trẻ mắc tay chân miệng đều cần dùng để bù đắp lại lượng nước cơ thể đã mất do sốt và nôn.

Phụ huynh hãy đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định. Bệnh cạnh đó, phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh trị bệnh cho trẻ trong trường hợp bác sĩ không kê đơn. Bởi ở mức độ bệnh nhẹ, không xảy ra nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị với bệnh  nhi mắc tay chân miệng.

3.2. Cách chăm sóc trẻ tái mắc tay chân miệng

Nguyên nhân khiến bé bị tay chân miệng lần 2

Trẻ mắc tay chân miệng cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng, cơ thể nhanh phục hồi

Bên cạnh việc cho trẻ uống thuốc đầy đủ, phụ huynh cần có chế độ chăm sóc khoa học, dinh dưỡng đầy đủ để giúp trẻ tái mắc tay nhanh hồi phục:

– Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng với cả 4 nhóm chất gồm: đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Để bé dễ ăn hơn, phụ huynh nên ưu tiên chế biến đồ ăn dạng lỏng và chia làm nhiều bữa nhỏ.

– Tắm và vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày, nhất là giai đoạn các nốt mụn vỡ ra nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng;

– Vệ nhà cửa, nhất là phòng ngủ của trẻ, sạch sẽ và thông thoáng, để bé có không gian nghỉ ngơi thoải mái, đảm bảo vệ sinh;

– Các vật dụng cá nhân của trẻ: quần áo, tã lót, cốc uống nước, chén bát… đều cần được vệ sinh, sát khuẩn cẩn thận sau khi đã sử dụng.

Việc bé bị tay chân miệng lần 2 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sự tái nhiễm từ các chủng virus khác hoặc không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa sau lần mắc đầu tiên. Để giảm nguy cơ tái nhiễm, cha mẹ cần duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ, đồng thời theo dõi sức khỏe của trẻ một cách chặt chẽ. Hãy thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp, giúp bảo vệ sức khỏe của bé và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Sự chủ động và chăm sóc tận tâm của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ liên quan đến tay chân miệng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *