Còi xương khiến nhiều trẻ, bao gồm cả trẻ nhỏ và trẻ đang trong độ tuổi thiếu niên bị dị dạng xương vĩnh viễn. Theo chuyên gia, bệnh lý này có nguyên nhân khởi phát vô cùng đơn giản. Vậy, nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên là gì? Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ với bố mẹ câu trả lời cho câu hỏi đó, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên
1. Khái niệm bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên
Còi xương ở tuổi thiếu niên là một dạng loạn dưỡng xương, phát triển trên một nhóm đối tượng nhất định, nhóm đối tượng đó là trẻ đang ở độ tuổi thiếu niên. Ngoài dạng này, còi xương còn có còi xương ở trẻ em. Trong đó, còi xương ở trẻ em chiếm tỷ trọng lớn hơn còi xương ở tuổi thiếu niên.
2. Nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên
Còi xương ở tuổi thiếu niên có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này, vẫn là thiếu Vitamin và khoáng chất. Mà cụ thể ở đây là Vitamin D, Vitamin K2 (MK – 7), Canxi và Phốt pho. Theo chuyên gia, sở dĩ thiếu Vitamin D, Vitamin K2 (MK – 7), Canxi và Phốt pho, trẻ dễ bị còi xương là bởi: Canxi và Phốt pho có vai trò chủ chốt trong củng cố và xây dựng hệ xương – khớp. Vitamin D có nhiệm vụ hỗ trợ cơ thể hấp thu Canxi và Phốt pho. Và Vitamin K2 có chức năng hỗ trợ vận chuyển Canxi vào xương. Thiếu Vitamin D, Vitamin K2 (MK – 7), Canxi và Phốt pho, không có gì là khó hiểu khi hệ xương – khớp phát triển kém hoặc không phát triển.
Nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên chính là thiếu Vitamin D, Canxi và Phốt pho
Bên cạnh nguyên nhân trên, còi xương còn có thể hình thành do những nguyên nhân kém phổ biến hơn như sau: Yếu tố di truyền; mắc một số bệnh lý như các bệnh xơ nang, bệnh Celiac, bệnh viêm ruột, bệnh thận,… – những bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ và chuyển đổi dinh dưỡng của cơ thể; tác dụng phụ của một số thuốc, như thuốc chống virus, thuốc chống động kinh,…; dậy thì sớm; thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, như lười vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng – nguồn cung cấp Vitamin D miễn phí khổng lồ, uống ít nước, ngủ trễ,…
3. Triệu chứng bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên
Còi xương là một bệnh lý có thể được nhận biết dễ dàng ngay từ sớm. Theo đó, tổ hợp những dấu hiệu nhận biết, bố mẹ có thể ghi nhớ để đối chiếu và dự đoán sự tồn tại của bệnh lý này là: Trẻ khó ngủ, trằn trọc, thường xuyên tỉnh giấc; thường xuyên đổ mồ hôi trộm; rụng tóc ở gáy; răng mọc lộn xộn và yếu; chậm vận động; chậm phát triển chiều cao; đau nhức xương khớp; chán ăn; lá lách to; da xanh xao;…
4. Biến chứng bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên
Như đã chia sẻ phía trên, còi xương không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, có thể khiến trẻ dị dạng xương vĩnh viễn. Một số dạng dị dạng cụ thể mà trẻ còi xương có thể gặp phải là chân vòng kiềng, chân chữ X, gù/vẹo cột sống, dị dạng xương chậu,…. Ngoài dị dạng xương, trẻ còi xương còn có thể bị loãng xương ở độ tuổi trưởng thành; hạn chế chức năng hô hấp;…
Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản mãn tính là gì, chuyên gia giải đáp cho bố mẹ
Còi xương có thể khiến trẻ vẹo cột sống
5. Chẩn đoán và điều trị bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên
Để hạn chế tối đa nguy cơ di chứng, trẻ còi xương phải được thăm khám và điều trị với chuyên gia càng sớm càng tốt. Chính vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu bất thường, bố mẹ phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất.
5.1. Chẩn đoán
Tại các cơ sở y tế, trẻ sẽ được thăm khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng. Trong khi thăm khám lâm sàng chủ yếu là khai thác dấu hiệu bệnh lý, thì thăm khám cận lâm sàng bao gồm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu:
– Xét nghiệm: Để chẩn đoán còi xương, trẻ cần xét nghiệm máu. Xét nghiệm này cho phép chuyên gia xác định nồng độ Canxi và Phốt pho cũng như các rối loạn di truyền nguyên nhân còi xương có thể có.
– Chẩn đoán hình ảnh: Bao gồm chụp X-quang và quét mật độ xương. Trong đó, chụp X-quang, cho phép chuyên gia xác định kích thước xương, các dị dạng, sự mở rộng của các vùng vôi hóa,… còn quét mật độ xương, cho phép chuyên gia xác định vị trí tồn tại xương yếu và đánh giá nguy cơ loãng, gãy xương trong tương lai.
5.2. Điều trị
Sau thăm khám và chẩn đoán, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng và nguyên nhân còi xương ở trẻ. Theo đó, trẻ sẽ được chuyên gia chỉ định một trong hai phương pháp sau: Điều trị không dùng thuốc, nếu trẻ còi xương thể nhẹ và điều trị dùng thuốc, nếu trẻ còi xương thể nặng.
5.2.1. Điều trị không dùng thuốc
Điều trị không dùng thuốc, bao gồm: Điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vận động và tăng cường tắm nắng
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống của trẻ còi xương thể nhẹ phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Tinh bột, chất béo, đạm, Vitamin và khoáng chất. Trong đó, cần tăng cường hơn cả là Vitamin D, Canxi và Phốt pho, có trong: Dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, cá hồi, cá trích, có mòi, tôm, hàu, lòng đỏ trứng, nấm,… (Vitamin D); sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, bơ, phô mai,…; đậu phụ; cá hồi; rau lá xanh; cam; hạnh nhân;… (Canxi); ngũ cốc nguyên cám, các loại quả hạch, hạt bí, thịt heo, thịt gà, hải sản, nội tạng, sữa và chế phẩm từ sữa,… (Phốt pho).
– Tăng cường vận động; Ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bộ môn bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, đạp xe, hít xà đơn, yoga,…
>>>>>Xem thêm: Mách phụ huynh cách chữa đi ngoài cho trẻ tại nhà
Để cải thiện tình trạng còi xương, trẻ nên bơi lội
– Tăng cường tắm nắng: Bằng việc tắm nắng trước 9 giờ sáng, 10 – 30 phút mỗi ngày, 7-dehydro-cholesterol – tiền chất Vitamin D dưỡi da trẻ sẽ được tia tử ngoại có trong nắng hoạt hóa thành Vitamin D hàm lượng cao.
5.2.2. Điều trị dùng thuốc
Bên cạnh các phương pháp điều trị không dùng thuốc, trẻ còi xương thể nặng còn phải điều trị bệnh lý này bằng các thuốc Ergocalciferol, Sterogyl, Calci B1 – B2 – B6, Aquadetrim. Thực tế, thuốc điều trị còi xương có thể sẽ khác những thuốc được liệt kê trong bài viết, tùy nguyên nhân và tình trạng còi xương ở mỗi trẻ.
Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên là rất quan trọng để thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Thiếu vitamin D, canxi, và các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu, cùng với lối sống ít vận động, là những nguyên nhân chính dẫn đến còi xương. Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm đủ vitamin D và canxi, cùng với thói quen tập luyện thể dục đều đặn, là cách tốt nhất để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng còi xương. Theo dõi sự phát triển của trẻ và thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, việc tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế là cần thiết để nhận được sự hỗ trợ và điều trị phù hợp. Sự chăm sóc và kiến thức đúng đắn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe xương của trẻ và hỗ trợ sự phát triển toàn diện.