Mách cha mẹ lựa chọn thuốc trào ngược dạ dày tốt cho trẻ

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, nôn trớ, đau rát họng,… Đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ em nên cha mẹ cần điều trị sớm và đúng cách. Lựa chọn thuốc trào ngược dạ dày để điều trị là rất quan trọng, cha mẹ cần cho trẻ dùng đúng thuốc, đúng liều lượng được khuyến cáo để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Trẻ bị trào ngược dạ dày do đâu?

Trẻ bị trào ngược dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau:

– Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Lúc này dạ dày của trẻ thường nhỏ hơn và nằm ngang so với người lớn. Vì vậy rất dễ khiến thức ăn trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, cơ thắt thực quản dưới cũng chưa phát triển hoàn thiện, khiến cho nó không thể đóng chặt hoàn toàn và tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên. Hê tiêu hóa của trẻ cũng chưa sản xuất đủ lượng axit và enzyme tiêu hóa cần thiết nên khó tiêu hóa thức ăn.

– Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày.

– Chế độ ăn nhiều hoặc quá nhanh, trẻ hay ăn thức ăn cay nóng, uống nhiều đồ ngọt, đồ uống có gas hoặc có thói quen ăn đêm.

– Trẻ có một số thói quen có hại tới hệ tiêu hóa như: nằm ngay sau khi ăn, vận động mạnh khi đang ăn hoặc vừa mới ăn xong,…

– Trẻ béo phì, thường xuyên bị táo bón,…

2. Biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày ở trẻ

Trào ngược dạ dày kéo dài dài mà không được điều trị có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề:

– Viêm thực quản.

– Hẹp thực quản.

– Barrett thực quản, thậm chí có thể ung thư thực quản.

– Viêm mũi họng, ho khò khè kéo dài không khỏi dù đã tích cực điều trị.

– Có biểu hiện khó thở do viêm thanh quản cấp hoặc hen phế quản.

– Hỏng men răng, mòn răng do dịch acid khi trào lên miệng.

– Viêm tai giữa và viêm xoang tái đi tái lại nhiều lần.

– Tốc độ phát triển thể chất chậm hơn với bạn bè đồng trang lứa.

Mách cha mẹ lựa chọn thuốc trào ngược dạ dày tốt cho trẻ

Trẻ bị trào ngược lâu ngày không được điều trị sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe

3. Điều trị bằng thuốc: phân loại, lựa chọn thuốc phù hợp, cách dùng

3.1. Phân loại thuốc trào ngược dạ dày

Hiện nay, có nhiều loại thuốc trào ngược dạ dày khác nhau được sử dụng cho trẻ em. Việc lựa chọn loại thuốc phù hợp phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý và triệu chứng của trẻ. Dưới đây là một số loại thuốc được chỉ định điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ:

– Thuốc chống nôn metoclopramid: Dùng trước bữa ăn và trước khi ngủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Có tác dụng mạnh mẽ, lâu dài, hiệu quả cao trong việc điều trị trào ngược dạ dày. Thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày, từ đó ngăn ngừa trào ngược axit.

– Thuốc kháng thụ thể H2: Có tác dụng trung bình, ít tác dụng phụ. Loại thuốc này thường được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

3.2. Lựa chọn thuốc trào ngược dạ dày phù hợp từng độ tuổi

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cha mẹ nên ưu tiên sử dụng thuốc dạng lỏng, dễ sử dụng. Liều lượng cũng cần phù hợp với cân nặng hiện tại của trẻ.

Với trẻ từ 2 đến 6 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng thuốc dạng viên, siro hoặc dạng nhai. Liều lượng và cách dùng cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Cha mẹ không nên tự ý mua và dùng theo cảm tính cho trẻ..

Trẻ từ 6 tuổi trở lên thì có thể sử dụng nhiều dạng thuốc như viên, nang, siro, nhai,… Trước khi mua bất kỳ dạng thuốc nào cũng cần có chỉ định hoặc thuốc kê đơn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với trẻ.

3.3. Lưu ý sử dụng thuốc an toàn ở trẻ

Khi đã lựa chọn được loại thuốc trào ngược dạ dày phù hợp với trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý trong quá trình dùng thuốc để đảm bảo an toàn:

– Cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về thời điểm sử dụng, liều lượng và cách dùng.

– Với các dạng viên nén thì không nên xay nhuyễn, hãy cho trẻ uống nguyên viên hoặc hòa tan thuốc với nước theo hướng dẫn.

– Nắm rõ các tác dụng phụ của loại thuốc đang dùng. Một số loại thuốc có thể khiến trẻ buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,… sau khi sử dụng. Biết được các phản ứng phụ có thể xảy ra sẽ giúp cha mẹ bình tĩnh trong việc theo dõi và xử lý đúng cách.

– Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ trong quá trình sử dụng thuốc. Lập tức thông báo cho bác sĩ nếu có xuất hiện dấu hiệu bất thường ở trẻ.

Mách cha mẹ lựa chọn thuốc trào ngược dạ dày tốt cho trẻ

Nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để can thiệp kịp thời

4. Phòng ngừa bệnh

4.1. Chế độ ăn uống khoa học

Hãy chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 trong ngày và khuyến khích trẻ ăn chậm nhai kỹ để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời cũng ngăn tình trạng khiến trẻ ăn quá no, tạo áp lực lên dạ dày.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nước ngọt có ga,…Đây là những thực phẩm này có thể làm tăng tiết axit dạ dày và gây kích ứng thực quản.

Ưu tiên các thực phẩm tốt cho tiêu hóa là rất cần thiết. Bao gồm:

– Trái cây

– Rau xanh

– Ngũ cốc nguyên hạt

4.2. Xây dựng thói quen tốt cho sức khỏe tiêu hóa

Hãy chỉ dẫn, tạo lập và khuyến khích trẻ giữ các thói quen tốt cho dạ dày như:

– Đảm bảo luôn ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể trẻ có thời gian để phục hồi và giảm nguy cơ trào ngược axit.

– Tránh nằm ngay sau khi ăn

– Hạn chế hoạt động mạnh, chơi đùa sau khi ăn ít nhất 1 tiếng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tạo môi trường sống thoải mái, vui vẻ cho trẻ. Khi trẻ không bị căng thẳng thì sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất cũng sẽ được đảm bảo tốt hơn.

4.3. Duy trì cân nặng hợp lý

Trẻ thừa cân béo phì có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày cao hơn. Do đó, cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời kết hợp các bài tập thể dục thể thao để giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý.

Mách cha mẹ lựa chọn thuốc trào ngược dạ dày tốt cho trẻ

Cha mẹ cần kiểm soát cân nặng của trẻ, tránh để thừa cân, béo phì

4.5. Theo dõi và lưu ý những biểu hiện bất thường ở trẻ

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và ghi chép lại các triệu chứng là rất cần thiết. Các thông tin được ghi lại sẽ là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán khi thăm khám, tăng độ chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Có thể thấy, kết hợp các biện pháp phòng ngừa trên với việc sử dụng thuốc trào ngược dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *