Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến, khiến cho người bệnh luôn thấy ngứa rát, chảy máu, sưng tấy và khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả, giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn dùng thuốc chữa bệnh trĩ để hiệu quả cao
1. Phân loại bệnh trĩ để lựa chọn thuốc phù hợp
Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị giãn nở, trướng to và bị viêm. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:
– Táo bón, rặn khi đi đại tiện.
– Mang thai, sau sinh.
– Di truyền, tiền sử gia đình.
– Lão hóa.
Để nhận biết bản thân có mắc bệnh trĩ hay không thì cần đối chiếu với các triệu chứng dưới đây:
– Chảy máu khi đi đại tiện.
– Ngứa và đau vùng hậu môn.
– Sa trĩ, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được.
Để lựa chọn thuốc điều trị hiệu quả, đầu tiên cần xác định đúng loại bệnh trĩ mà bạn đang mắc phải:
– Trĩ nội – Đây là loại trĩ xảy ra bên trong ống hậu môn, thường gây chảy máu khi đi đại tiện nhưng ít đau hơn.
– Trĩ ngoại – Đây là loại trĩ có các búi trĩ hình thành phía ngoài hậu môn, thường khô rát, đau đớn hơn trĩ nội.
– Trĩ hỗn hợp – Đây là trường hợp trĩ kết hợp cả hai loại trên, nặng và khó điều trị hơn.
Trĩ có nhiều loại như trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hồn hợp
2. Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ thường dùng hiện nay
2.1. Thuốc chữa bệnh trĩ dạng bôi
Thuốc bôi trĩ thường chứa những hoạt chất như hydrocortisone, lidocain, phenylephrine, Glycerine,… Với tác dụng giảm đau, giảm viêm, giảm sưng và ngứa rát tạm thời. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp co búi trĩ, hỗ trợ liền sẹo.
Ưu điểm của loại thuốc này là:
– Dễ sử dụng.
– Tác dụng nhanh.
– Ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, thuốc không hiệu quả đối với các búi trĩ lớn hoặc ở giai đoạn nặng.
2.2. Thuốc dạng uống
Thuốc chữa bệnh trĩ dạng uống thường chứa các hoạt chất như diosmin, hesperidin, flavonoid, rutin,… Thuốc có công dụng:
– Tăng cường sức bền thành mạch.
– Giảm tính bám dính tiểu cầu.
– Giúp co búi trĩ.
– Cải thiện lưu thông máu.
Hiệu quả lâu dài, có thể sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng là những ưu điểm của dạng thuốc này. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy.
2.3. Thuốc chữa bệnh trĩ dạng đặt
Với thành phần gồm các hoạt chất như hydrocortisone, lidocain, bismuth subgallate,… thì viên đặt trĩ có công dụng:
– Giảm đau, giảm sưng, giảm ngứa rát.
– Giúp co búi trĩ.
– Hỗ trợ liền sẹo.
Viên đặt trĩ rất dễ sử dụng và có tác dụng trực tiếp lên búi trĩ. Tuy nhiên, giống với dạng bôi thì viên đặt trĩ không có hiệu quả đối với các búi trĩ lớn hoặc bệnh ở giai đoạn nặng.
Viên đặt trĩ có tác dụng nhanh và dễ sử dugnj
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc đạt hiệu tốt nhất
3.1. Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi
Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc bôi điều trị bệnh trĩ:
– Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi sử dụng thuốc.
– Vệ sinh vùng hậu môn cẩn thận và lau khô.
– Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên búi trĩ và vùng da xung quanh.
– Có thể sử dụng gạc hoặc băng để giữ thuốc tại chỗ.
– Nên sử dụng thuốc 2-3 lần/ngày, sau khi đi đại tiện.
– Không sử dụng thuốc quá nhiều hoặc quá thường xuyên vì có thể gây kích ứng da.
3.2. Hướng dẫn sử dụng thuốc uống
Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc dạng uống để điều trị bệnh trĩ:
– Sử dụng thuốc theo đúng đơn thuốc mà bác sĩ chỉ định về liều lượng và thời gian.
– Uống thuốc với nhiều nước.
– Không tự ý tăng giảm liều lượng, không kéo dài thời gian sử dụng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
– Nếu chẳng may quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc theo lịch bình thường.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng của thuốc Misoprostol trong điều trị viêm loét dạ dày
Cần uống thật nhiều nước với thuốc điều trị trĩ
3.3. Hướng dẫn sử dụng viên đặt trĩ
Một số lưu ý khi dùng thuốc dạng viên đặt:
– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi sử dụng thuốc.
– Giữ vùng hậu môn luôn sạch sẽ và khô ráo.
– Dùng ngón tay đẩy nhẹ viên thuốc vào trực tràng.
– Nên sử dụng thuốc theo liều lượng và thời điểm khuyến cáo mà bác sĩ đã ghi
– Không sử dụng thuốc nếu bạn bị táo bón hoặc khó đi đại tiện.
4. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc cần lưu ý gì?
Trong quá trình dùng thuốc chữa bệnh trĩ, dù là loại nào thì người bệnh cũng cần ghi nhớ:
– Tuyệt đối không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
– Bảo quản thuốc trong môi trường khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Không để thuốc dính vào mắt.
– Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ biết.
– Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
5. Kết hợp với chế độ sinh hoạt giúp tăng hiệu quả thuốc
Bên cạnh dùng đúng thuốc, việc thay đổi lối sống cũng rất quan trọng để làm giảm tải áp lực lên vùng hậu môn, hỗ trợ điều trị và phòng tái phát bệnh trĩ:
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ. Điều này sẽ giúp phân mềm, đi đại tiện dễ dàng mà không cần rặn mạnh.
– Uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
– Tránh ngồi hoặc đứng lâu, tránh rặn mạnh khi đi vệ sinh. Việc giảm áp lực lên vùng xương chậu và tĩnh mạch hậu môn là rất cần thiết.
– Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, khô ráo để ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng vùng hậu môn.
>>>>>Xem thêm: Thông tin cơ bản về allopurinol – thuốc điều trị bệnh Gout
Rau xanh, trái cây tươi rất giàu chất xơ giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn mà không cần rặn mạnh
Quan trọng nhất, người bệnh cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp. Nếu các triệu chứng bệnh không cải thiện sau một thời gian sử dụng thuốc, hãy báo cho bác sĩ biết. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả và an toàn.