Vàng da là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh và đây cũng là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bà mẹ. Liệu trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Do đâu mà có hiện tượng này? Hãy cùng theo dõi bài viết phía dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?
1. Vì sao trẻ sơ sinh bị vàng da?
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?”, chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân tại sao vàng da lại hay gặp ở trẻ sơ sinh.
Trên thực tế, vàng da là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Thống kê cho thấy, tỉ lệ vàng da sơ sinh ở trẻ sinh đủ tháng là 25% – 30%, còn lại đa phần là trẻ sinh thiếu tháng.
Trẻ sơ sinh thiếu tháng là đối tượng dễ bị vàng da
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh là do hàm lượng Bilirubin trong máu của trẻ cao hơn mức độ bình thường. Bilirubin là chất có màu vàng, được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và phóng thích. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị vàng da do các bé có số lượng tế bào hồng cầu cao. Các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ, thay mới trong khi gan của bé lại chưa hoàn thiện mọi chức năng để có thể đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu, do đó mới dẫn đến tình trạng vàng da.
Khi trẻ được 2 tuần tuổi, gan sẽ hoàn thiện hơn và có thể xử lý lọc bỏ hết Bilirubin, tình trạng vàng da cũng sẽ tự hết mà không để lại nguy hiểm nào. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị vàng da cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý tiềm tàng. Với trường hợp này, trẻ cần được thăm khám để xác định mức độ bệnh, qua đó có biện pháp chữa trị phù hợp.
2. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?
2.1. Vàng da bệnh lý sẽ nguy hiểm?
Như đã nêu ở trên, nếu trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý, trẻ sẽ tự khỏi sau 2 tuần mà không có bất cứ nguy hiểm nào. Tuy nhiên, nếu trẻ bị vàng da bệnh lý, rất có thể con đang bị mắc một trong những bệnh lý nguy hiểm như: bệnh gan mật bẩm sinh, bệnh tan máu bẩm sinh, nhiễm virus bào thai, xuất huyết dưới da, …
Thông thường, nếu trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sớm trong vòng 1 ngày sau sinh, và kéo dài hơn 10 ngày. Cha mẹ cần chú ý theo dõi để có thể nhận biết sớm và đưa trẻ đi khám.
Nếu phát hiện bệnh chậm trễ, vàng da bệnh lý có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, nếu để Bilirubin thấm vào não sẽ gây nhiễm độc thần kinh khiến trẻ có nguy cơ tử vong hoặc bị bại não suốt đời. Kể cả các bác sĩ có điều trị tích cực cho trẻ ở giai đoạn này thì cũng khó có thể xoay chuyển được.
Tìm hiểu thêm: 4 Nhóm thực phẩm trẻ sốt xuất huyết không nên ăn
Vàng da bệnh lý nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ
Như vậy, “trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?” – Câu trả lời rất rõ ràng: nếu vàng da sinh lý thì không sao, còn nếu là vàng da bệnh lý thì trẻ sẽ có thể phải đối mặt với nguy hiểm. Do vậy, các bậc phụ huynh cần phải chú ý theo dõi tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Nếu thấy triệu chứng kéo dài và có xu hướng nặng hơn những ngày đầu mới sinh, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để các bác sĩ sẽ xác định mức độ vàng da và điều trị cho bé.
2.2. Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý
Sau đây là một số dấu hiệu giúp bố mẹ có thể nhận biết sớm vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh:
– Vàng da xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ ngay sau khi trẻ chào đời. Mức độ vàng càng đậm càng nguy hiểm
– Vàng da xuất hiện toàn thân, cả ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và niêm mạc mắt của trẻ, có thể thấy rõ bằng mắt thường. Mức độ vàng da phản ánh hàm lượng Bilirubin có trong máu của trẻ, do đó vàng da xuất hiện trên toàn cơ thể trẻ cho thấy Bilirubin đang ở mức cao, nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.
– Vàng da kéo dài hơn 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và hơn 2 tuần với trẻ sinh thiếu tháng.
>>>>>Xem thêm: 4 Điều cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy
Vàng da kéo dài hơn 2 tuần là dấu hiệu vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất khi có đủ ánh sáng, bởi vậy bố mẹ nên bật đèn đủ sáng hoặc đưa trẻ đến nơi có ánh sáng tự nhiên để kiểm tra hàng ngày (gần cửa sổ, ban công). Ở những trẻ có màu da đậm, vàng da có thể khó nhận biết hơn nên bố mẹ có thể kiểm tra bằng cách ấn ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, nếu nơi ấn có màu vàng rõ ràng thì tức là trẻ đang bị vàng da.
Ngoài biểu hiện vàng da, nếu bố mẹ thấy trẻ có thêm một số dấu hiệu bất thường như: sốt cao, co giật, bỏ bú (hoặc bú kém), ngủ li bì, …, bố mẹ cũng cần đưa trẻ đến ngay bệnh viên để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nhiễm độc thần kinh nguy hiểm.
3. Các phương pháp điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý nếu được điều trị sớm đều có thể khỏi bệnh và không gặp phải ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sự phát triển về sau.
Các phương pháp điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh hiện nay gồm có:
– Chiếu đèn: đây là phương pháp điều trị vàng da bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Trẻ sẽ được đặt vào lồng ấp và chiếu đèn có ánh sáng thích hợp để tác động vào phân tử bilirubin trong mô dưới da. Thời gian chiếu đèn tùy thuộc vào mức độ vàng da cũng như nồng độ bilirubin của trẻ, đặc biệt là khả năng đáp ứng điều trị của trẻ.
– Cung cấp bổ sung nước và năng lượng: việc cung cấp đủ nước và năng lượng cho trẻ bị vàng da bệnh lý sẽ giúp tăng tốc độ chuyển hóa Bilirubin, làm giảm nồng độ chất này trong máu. Nhờ đó, các dấu hiệu vàng da sẽ giảm dần, trẻ sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm. Việc cung cấp nước và năng lượng cho trẻ có thể qua đường bú hoặc qua truyền dịch.
– Thay máu: với các trường hợp phát hiện muộn, trẻ bị vàng da bệnh lý nặng và có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng nhiễm độc thần kinh, trẻ cần phải được giảm nhanh Bilirubin trong máu bằng biện pháp thay máu. Khi đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định truyền nước cho trẻ hoặc chiếu đèn để giảm Bilirubin dần về mức bình thường.
Vàng da ở trẻ sơ sinh thường là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ tự hết sau vài tuần, tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan. Nếu vàng da kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như vàng da bệnh lý, và cần được theo dõi sát sao. Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra mức độ bilirubin trong máu và nhận hướng dẫn chăm sóc phù hợp. Việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Sự chăm sóc tận tâm và theo dõi thường xuyên sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục và phát triển khỏe mạnh.