Giải đáp thắc mắc: Trẻ em bị sốt phải làm sao?

Sốt không phải là một bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng. Có rất nhiều bệnh lý gây sốt. Kiểm soát tốt các cơn sốt ở trẻ có ý nghĩa rất to lớn trong điều trị các bệnh lý đó. Trong bài viết này, CAREUP.VN xin được làm sáng tỏ thắc mắc trẻ em bị sốt phải làm sao của rất nhiều phụ huynh. Đây là kiến thức cơ bản ai cũng nên “lận” lưng khi trở thành bố mẹ.

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Trẻ em bị sốt phải làm sao?

1. Nguyên nhân gây sốt phổ biến

1.1. Sốt không do virus, vi khuẩn

– Mọc răng: Khi mọc răng, trẻ có thể sốt nhẹ, kèm chảy nước miếng, ăn kém, ngủ kém, quấy khóc.

– Tiêm chủng: Sau tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm cấp tính, trẻ cũng có thể sốt nhẹ.

– Cảm nắng hoặc cảm lạnh

– Mặc nhiều quần áo: Trẻ sơ sinh có thể sốt do mặc quá nhiều quần áo, vì cơ chế điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ em bị sốt phải làm sao?

Trẻ có thể sốt nhẹ, kèm chảy nước miếng, ăn kém, ngủ kém, quấy khóc khi mọc răng.

1.2. Sốt do virus, vi khuẩn

– Cúm: Cúm là nguyên nhân gây sốt phổ biến nhất ở trẻ. Ngoài sốt, trẻ bị cúm còn có thể chảy mũi, nghẹt mũi, ho, ăn kém, quấy khóc.

– Sốt phát ban: Sốt do sốt phát ban thường là sốt cao, kéo dài trong 3 – 7 ngày. Khi sốt hết, trẻ bắt đầu phát ban toàn thân.

– Sốt xuất huyết: Sốt do sốt xuất huyết cũng là sốt cao, kéo dài khoảng 3 ngày. Ngoài sốt, trẻ có thể xuất huyết da, xuất huyết niêm mạc.

– Viêm tai giữa: Trẻ có thể sốt cao, đau đầu, đau tai, nghe kém,…

– Viêm mũi họng cấp: Trẻ sốt, ho, chảy mũi,…

– Viêm phế quản cấp: Trẻ sốt, ho, chảy mũi, thở khò khè,…

– Viêm phổi: Trẻ sốt cao, thở nhanh, thở khò khè, ăn kém, ngủ kém, quấy khóc,…

Ngoài ra, các rất nhiều bệnh lý phát sinh do virus, vi khuẩn khác có thể khiến trẻ sốt, như tay chân miệng, thủy đậu, sởi,…

2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Trẻ em bị sốt phải làm sao?

Như đã chia sẻ phía trên, kiểm soát tốt các cơn sốt ở trẻ có ý nghĩa rất to lớn trong điều trị bệnh lý nguyên nhân. Đặc biệt là các bệnh lý phát sinh do virus, kiểm soát các cơn sốt gần như là tất cả những gì bố mẹ có thể làm để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, nhiều phụ huynh vẫn chưa nắm được những thông tin cơ bản về cách xử trí các cơn sốt đúng đắn. Và dưới đây là những thông tin đó:

– Trẻ sốt nhẹ (37.5 – 38 độ C): Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng, thấm hút mồ hôi. Theo dõi chặt chẽ thân nhiệt của trẻ; tần suất kiểm tra thân nhiệt hợp lý là 4 giờ/lần. Cho trẻ uống nhiều nước.

– Trẻ sốt vừa (38 – 39 độ C): Cũng cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng, thấm hút mồ hôi. Khi trẻ sốt trên 38.5 độ, dùng paracetamol để hạ sốt cho trẻ. Liều dùng hợp lý là 10 – 15mg/kg, 4 – 6 giờ/lần, một ngày không quá 4 lần. Ngoài cho trẻ uống thuốc hạ sốt, bố mẹ cũng nên chườm mát cho trẻ bằng nước ấm. Cách chườm mát tiêu chuẩn là: Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ. Trong đó: 4 khăn đặt ở hai nách và hai bẹn, 1 khăn dùng để để lau khắp người. Thay khăn mỗi 2 – 3 phút. Khi thân nhiệt trẻ xuống dưới 38.5 độ C, ngừng chườm và lau. Bố mẹ cũng nên ngừng chườm và lau sau 30 phút liên tục thực hiện việc này. Sau khi ngừng, lau khô người cho trẻ và cho trẻ mặc đồ mỏng. Nên dùng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ khoảng 2 độ C; không dùng nước lạnh vì nước lạnh làm co mạch, khiến hiệu quả hạ sốt bị hạn chế. Ngoài nước, bố mẹ không nên dùng các dung dịch khác như cồn, dấm… Khi sốt vừa, trẻ cũng cần uống nhiều nước.

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản mãn tính ở trẻ: Những điều bố mẹ phải biết

Giải đáp thắc mắc: Trẻ em bị sốt phải làm sao?

Khi trẻ sốt trên 38.5 độ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol.

– Trẻ sốt cao hoặc rất cao (trên 39 độ C): Áp dụng các phương pháp hạ sốt khi trẻ sốt vừa. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để trẻ được chuyên gia thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân gây sốt và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

3. Những trường hợp bố mẹ nên tìm kiếm hỗ trợ y tế khi trẻ bị sốt

– 10 trường hợp bố mẹ nên tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay: Thứ nhất, trẻ dưới 2 tháng tuổi. Thứ hai, trẻ sốt trên 40 độ C. Thứ ba, trẻ khóc không dỗ được. Thứ tư, trẻ khóc khi cử động hoặc khi bố mẹ chạm vào trẻ. Thứ năm, trẻ li bì, cổ cứng. Thứ sáu, trẻ khó thở, tình trạng khó thở không thuyên giảm ngay cả khi đã vệ sinh sạch sẽ mũi. Thứ bảy, trẻ không thể nuốt thức ăn. Thứ tám, trẻ nôn nhiều, nôn ra máu, tiểu tiện và đại tiện ra máu. Thứ chín, trẻ co giật. Thứ mười, trẻ yếu rõ rệt.

– 5 trường hợp bố mẹ nên tìm kiếm hỗ trợ y tế trong vòng 24 giờ: Thứ nhất, trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi (trừ trường hợp tình trạng sốt xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi trẻ tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván và ngoài sốt, trẻ không có triệu chứng nặng nào khác). Thứ hai, trẻ sốt kéo dài trên 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Thứ ba, trẻ cắt sốt trên 24 giờ rồi sốt tái phát. Thứ tư, trẻ sốt kéo dài trên 72 giờ do bất cứ nguyên nhân nào. Thứ năm, ngoài sốt, trẻ đau khi đi tiểu.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ em bị sốt phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da: Những điều bố mẹ nhất định phải biết

Trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi bị sốt nên đi bệnh viện trong vòng 24 giờ.

Tóm lại, sốt là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý. Kiểm soát tốt các cơn sốt ở trẻ đồng nghĩa với kiểm soát tốt các bệnh lý đó. Để hạ sốt hiệu quả, bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, mát. Khi sốt trên 38.5 độ C, trẻ cần được uống thuốc hạ sốt paracetamol và chườm mát. Sốt làm trẻ mất nước nên bố mẹ nhất định phải bổ sung đầy đủ nước lọc, nước hoa quả hoặc dung dịch Oresol cho trẻ khi trẻ có tình trạng này. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây sốt có thể là các bệnh lý rất nguy hiểm. Lúc đó, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám và điều trị với chuyên gia càng sớm càng tốt.

Khi trẻ em bị sốt, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để giúp bé cảm thấy thoải mái và hỗ trợ quá trình hồi phục. Đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và áp dụng các biện pháp hạ sốt an toàn như dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ hoặc các phương pháp tự nhiên như tắm nước ấm. Theo dõi tình trạng sốt của trẻ và các triệu chứng đi kèm để xác định liệu có cần tìm kiếm sự tư vấn y tế hay không. Nếu sốt kéo dài, có dấu hiệu nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức. Sự chăm sóc kịp thời và theo dõi cẩn thận sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục và đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *