Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến, có thể biến chứng đến nhiễm trùng máu trong một số trường hợp. Điều đáng nói ở đây là thủy đậu rất dễ lây. Vậy, nguyên nhân bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì, bệnh truyền nhiễm cấp tính này lây qua những đường nào và làm sao để dự phòng nó? Để dễ dàng bảo vệ trẻ mọi lúc mọi nơi, cập nhật ngay những thông tin đó trong bài viết sau của CAREUP.VN, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp chi tiết: Nguyên nhân bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?
Bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu thường đi kèm nhiều triệu chứng phiền toái. như sốt, đau đầu, tổn thương da, buồn nôn và nôn, biếng ăn, mệt mỏi… Trong đó, tổn thương da là dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của thủy đậu. Tổn thương da do thủy đậu tồn tại dưới dạng phỏng nước, chứa dịch trong hoặc đục. Chúng phát triển từ những hồng ban đơn thuần, những hồng ban này mọc ở mặt trước rồi lan ra toàn thân sau. Tổn thương da do thủy đậu thường gây ngứa, khiến trẻ rất khó chịu.
Trẻ mắc thủy đậu thường sốt.
Thủy đậu thường lành tính. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị hoặc nếu xuất hiện ở những trẻ miễn dịch yếu. Theo đó, một số biến chứng của thủy đậu chúng ta có thể kể đến ở đây là nhiễm trùng thứ phát (phát sinh khi các tổn thương da của trẻ bị vỡ và nhiễm trùng), viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng máu, tăng nguy cơ Zona thần kinh khi trưởng thành….
1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Nguyên nhân bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?
1.1. Nguyên nhân phát sinh thủy đậu ở trẻ em
Nguyên nhân bệnh thủy đậu ở trẻ em là virus varicella-zoster (VZV). Dưới đây là một số đặc điểm chính của nguyên nhân bệnh thủy đậu – virus varicella-zoster:
– Loại virus: Virus varicella-zoster là một loại herpesvirus, có chung một số đặc điểm với các loại virus khác trong họ herpesvirus, như herpes simplex virus (HSV).
– Cấu trúc: Virus varicella-zoster bao gồm một lớp lipid bọc bên ngoài, chứa một chuỗi DNA kép bên trong.
– Kích thước: Kích thước của virus varicella-zoster nằm trong khoảng từ 150 – 200 nanometer.
– Vòng đời: Vòng đời của virus varicella-zoster bao gồm hai giai đoạn là giai đoạn cấp và giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn cấp gây ra các triệu chứng thủy đậu, còn giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài suốt đời và gây ra zona thần kinh nếu virus varicella-zoster tái hoạt động.
– Khả năng gây nhiễm trùng: Virus varicella-zoster chủ yếu gây nhiễm trùng da và niêm mạc.
1.2. Phương thức lây nhiễm thủy đậu ở trẻ em
Bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu có thể lây qua hai phương thức. Dưới đây là hai phương thức lây thủy đậu:
– Trực tiếp: Đây là phương thức lây thủy đậu chủ yếu. Virus varicella-zoster thường lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch trong tổn thương da hoặc dịch mũi, dịch họng chứa virus.
– Gián tiếp: Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, giọt bắn chứa virus có thể được giải phóng vào không khí. Nếu hít phải chúng, trẻ có thể mắc thủy đậu. Ngoài ra, virus varicella-zoster còn có thể tồn tại trên bề mặt các vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc, như đồ chơi, vật dụng sinh hoạt…. Nếu trẻ sờ/chạm những vật dụng này, sau đó lại sờ/chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng, trẻ cũng có thể sẽ mắc thủy đậu.
Tìm hiểu thêm: Bé bị sốt xuất huyết: Nguyên nhân và cách điều trị
Giọt bắn chứa virus có thể được giải phóng vào không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
2. Dự phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu như thế nào?
Bố mẹ có thể dự phòng thủy đậu cho trẻ bằng một số biện pháp, trong đó có tiêm vắc xin và các biện pháp không đặc hiệu khác. Dưới đây là những biện pháp dự phòng thủy đậu chính bố mẹ cần lưu ý:
2.1. Tiêm vắc xin
Tiêm vắc xin được đánh giá là biện pháp dự phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu hiệu quả nhất. Dưới đây là thông tin chi tiết về một số vắc xin đang được sử dụng để dự phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu.
2.1.1. Varivax
– Nhà sản xuất: Merck & Co., Inc.
– Dạng vắc xin: Vắc xin giảm độc lực.
– Lịch tiêm chủng: Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có thể tiêm hai liều vắc xin Varivax cách nhau khoảng 3 tháng.
2.1.2. ProQuad (MMRV)
– Nhà sản xuất: Merck & Co., Inc.
– Dạng vắc xin: Vắc xin kết hợp thủy đậu – sởi – quai bị – rubella.
– Lịch tiêm chủng: Tiêm một liều duy nhất cho trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi.
2.1.3. Priorix-Tetra (MMRV)
– Nhà sản xuất: GlaxoSmithKline là đơn vị nghiên cứu và sản xuất vắc xin Priorix-Tetra (MMRV).
– Dạng vắc xin: Vắc xin kết hợp thủy đậu – sởi – quai bị – rubella.
– Lịch tiêm chủng: Tiêm một liều duy nhất cho trẻ từ 9 tháng đến 13 tuổi.
2.1.4. Varilrix
– Nhà sản xuất: Vắc xin Varilrix cũng được nghiên cứu và sản xuất bởi GlaxoSmithKline.
– Dạng vắc xin: Vắc xin giảm độc lực.
– Lịch tiêm chủng: Trẻ từ 9 tháng đến 13 tuổi có thể tiêm hai liều vắc xin Varilrix cách nhau ít nhất 6 tuần.
Lịch tiêm chủng có thể thay đổi tùy quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế quốc gia hoặc khu vực. Thảo luận với bác sĩ là rất quan trọng để xác định lịch và loại vắc xin phù hợp cho từng trẻ.
2.2. Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Rửa tay cho trẻ thường xuyên với xà phòng và nước cũng là một biện pháp hiệu quả để dự phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu. Dưới đây là hướng dẫn về cách rửa tay tiêu chuẩn, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
>>>>>Xem thêm: Từ mụn thủy đậu và mụn đậu mùa: Phân biệt 2 bệnh dễ nhầm lẫn
Rửa tay cho trẻ thường xuyên cũng là một biện pháp hiệu quả để dự phòng thủy đậu.
– Bước 1: Mở vòi nước, làm ướt rồi thoa xà phòng vào hai bàn tay.
– Bước 2: Dùng lòng bàn tay này để chà mu bàn tay kia và ngược lại.
– Bước 3: 2 lòng bàn tay chà vào nhau sau đó dùng các ngón tay của bàn tay này để miết mạnh các kẽ ngón của bàn tay kia và ngược lại.
– Bước 4: Khum mu bàn tay này rồi chà nó vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
– Bước 5: Lòng bàn tay này ôm lấy ngón cái bàn tay kia rồi chà nó và ngược lại.
– Bước 6: Các đầu ngón tay của bàn tay này chà vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
– Bước 7: Rửa sạch tay và cổ tay dưới vòi nước chảy rồi làm khô tay.
Việc rửa tay này cần thực hiện tối thiểu 30 giây, mỗi thao tác lặp lại tối thiểu 5 lần. Trước khi rửa tay, bố mẹ không cho trẻ sờ/chạm tay lên mắt, mũi, miệng.
2.3. Các lưu ý dự phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu khác
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh: Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là khi họ đã có các tổn thương da.
– Cách ly người bệnh: Người bệnh nên được cách ly để ngăn chặn sự phát tán của virus.
“Kết luận: Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Virus varicella-zoster là nguyên nhân chính gây bệnh, và việc nắm vững các yếu tố nguy cơ có thể giúp bố mẹ áp dụng các biện pháp phòng tránh phù hợp. Đừng quên thực hiện tiêm phòng đầy đủ và duy trì các biện pháp vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn và sức khỏe tối ưu cho trẻ.”